Trước ngày Rằm, nhớ lau bàn thờ Thần Tài bằng loại nước thơm ngũ vị: Bạn đã thử chưa?

24/01/2024 19:22 PM | Sống

Việc lau dọn ban thờ Thần Tài yêu cầu gia chủ phải thận trọng và tỉ mỉ.

Trong nhà hay đặc biệt là các đơn vị kinh doanh, Thần Tài là vị thần được thờ phụng như một vị thần trông giữ vàng bạc, tiền tài. Đây là phong tục thể hiện ước vọng chính đáng của mỗi người.

Theo phong tục của người xưa, ta nên chọn ngày 13, 14 và ngày cuối của tháng âm lịch hàng tháng để lau chùi bàn thờ. Vì người xưa cho rằng vào ngày rằm và mùng 1 mỗi tháng là thời gian mặt trời và mặt trăng tạo ra một đường thẳng soi chiếu mọi thứ...

Một trong những điều kiêng kỵ đó là sử dụng nước lã vệ sinh ban thờ Thần Tài. Thay vào đó, gia chủ nên sử dụng nước ấm có hương thơm tinh dầu để lau ban thờ cũng như các vật phẩm cúng trên bàn thờ.

Cẩn thận hơn, người xưa khuyên bạn nên đun một nồi nước ngũ vị có 5 loại nguyên liệu (quế, bạch đàn, đinh hương, hồi và gỗ vang) tương ứng với ngũ vị hương để lau bàn thờ Thần Tài. Nếu không có đủ 5 nguyên liệu này, bạn cũng có thể sử dụng lá bưởi, lá trầu, xả, lá nếp, quế khô, lá bồ đề… Tùy từng mùa mà gia chủ có thể chọn loại nước lá phù hợp.

Trước ngày Rằm, nhớ lau bàn thờ Thần Tài bằng loại nước thơm ngũ vị: Bạn đã thử chưa?- Ảnh 1.

Nguyên liệu làm nước ngũ vị lau bàn thờ Thần Tài. Ảnh: Internet

Quy trình lau bàn thờ Thần Tài

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu lau chùi

Chuẩn bị khăn lau sạch, nước ấm, nước lau chùi có thể pha chút thảo dược thơm (như nước trà, vài giọt tinh dầu tự nhiên) để tạo mùi hương nhẹ nhàng và không làm ảnh hưởng đến chất liệu của bàn thờ.

Gia chủ có thể đọc văn khấn xin phép trước khi bắt đầu lau dọn và sau khi kết thúc, đồng thời thắp hương để bày tỏ lòng tôn kính.

Bước 2: Vệ sinh tượng Thần Tài

Rót nước ấm vào chậu và nhẹ nhàng dùng khăn mềm lau rửa tượng Thần Tài. Sau đó, dùng một chiếc khăn khác lau khô cẩn thận.

Bước 3: Lau chùi vật dụng trên bàn thờ

Tháo các vật dụng như lọ hoa, chén, đĩa, lục bình,... ra khỏi bàn thờ và lau chùi từng món một. Đối với những vật dụng bằng gốm sứ hoặc thủy tinh, có thể rửa sạch dưới vòi nước ấm rồi lau khô.

Bước 4: Quét dọn và lau chùi bàn thờ

Sử dụng chổi quét bụi hoặc máy hút bụi mini để làm sạch bàn thờ, sau đó lau bằng khăn mềm đã nhúng vào nước lau có thảo dược.

Bước 5: Sắp xếp lại vật dụng lên bàn thờ

Sau khi tất cả đã được lau chùi và khô ráo, đặt chúng trở lại vị trí cũ trên bàn thờ. Bày biện lọ hoa tươi và chén nước sạch.

Bước 6: Đổi nước và hoa mới

Đổ nước cũ đi, thay bằng nước sạch và cắm hoa mới để thể hiện lòng thành kính và sự tươi mới cho bàn thờ.

Trước ngày Rằm, nhớ lau bàn thờ Thần Tài bằng loại nước thơm ngũ vị: Bạn đã thử chưa?- Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Một số lưu ý khác khi dọn bàn thờ Thần Tài

Các gia chủ cần lưu ý đến việc sắp xếp mâm cúng một cách gọn gàng, khoa học và phải đảm bảo sự sạch sẽ cũng như lòng thành kính. Việc thắp hương hàng ngày được khuyến nghị thực hiện vào mỗi buổi sáng trước khi mở cửa hàng hoặc cơ sở làm ăn, tốt nhất là vào khoảng thời gian từ 6 đến 7 giờ sáng.

Khi thay nước cho chén thờ, gia chủ nên chú ý rửa sạch chén và không nên đổ đầy nước, chỉ nên để mực nước cách miệng chén khoảng 1cm.

Khi chọn hoa cúng, nên ưu tiên những bông hoa tươi như hoa hồng, hoa cúc vàng hay hoa đồng tiền và tránh sử dụng hoa khô hay hoa nhựa. Đèn thờ cũng nên được chọn lựa cẩn thận, ưu tiên những loại sử dụng dầu thực vật hoặc nến thay vì đèn điện để duy trì nét truyền thống và linh thiêng.

Cuối cùng, cần giữ khu vực thờ cúng không bị xáo trộn bởi vật nuôi và không để hoa quả héo, hỏng trên bàn thờ mà cần được thay mới thường xuyên.

*Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, các gia đình có thể điều chỉnh tùy theo thói quen và quan điểm cá nhân.

Tổng hợp

Theo Thuỳ Anh

Cùng chuyên mục
XEM