Trước khi có đồng hồ lặn, "người nhái" dùng cách gì để đo thời gian dưới nước?

08/04/2016 19:51 PM | Sống

Cải biến một chiếc đồng hồ từ trên mặt đất để xuống đến độ sâu hàng trăm mét dưới đáy biển quả thực là một cuộc cách mạng lớn lao cho các nhà chế tác.

Mặc dù không phải là người phát minh ra những chiếc đồng hồ lặn đầu tiên nhưng vào năm 1950 cả Rolex và Blancpain đã trình làng những phiên bản dành riêng cho các thợ lặn.

Cũng nhờ cải biến liên tục vòng Beezel mà 2 thương hiệu vẫn tiếp tục phát triển các mẫu đồng hồ lặn ấn tượng, hiện đại như ngày nay.


Vòng bezel chức năng đếm xuống với khung số từ 0-60.

Tất cả những chức năng như đo thời gian lặn, đo thời gian một vòng đua, đếm xung, tính toán số vòng đua, đo tốc độ và đo khoảng cách đều nằm ở vòng bezel (niềng). Trên vòng Bezel có những chữ số hoặc vạch số được in hoặc khắc trên bề mặt, người dùng có thể xoay theo một hoặc cả hai hướng, hoặc cố định được kết hợp với một hoặc nhiều chức năng.

Vòng bezel chức năng đếm xuống với khung số từ 0-60.

Tất cả những chức năng như đo thời gian lặn, đo thời gian một vòng đua, đếm xung, tính toán số vòng đua, đo tốc độ và đo khoảng cách đều nằm ở vòng bezel (niềng). Trên vòng Bezel có những chữ số hoặc vạch số được in hoặc khắc trên bề mặt, người dùng có thể xoay theo một hoặc cả hai hướng, hoặc cố định được kết hợp với một hoặc nhiều chức năng.

Hãy cùng dạo bước về quá khứ để thể thấy rằng Chiến tranh Thế giới thứ II, đặc biệt là lực lượng "người nhái" của hải quân Italia đã chứng minh tiềm năng của chiến lược chiến tranh dưới nước và việc cứu hộ.

Điều này tất yếu cũng dẫn đến nhu cầu về những chiếc đồng hồ chịu nước giúp các thợ lặn có thể theo dõi thời gian và dễ dàng điều hướng trong khi thực thi nhiệm vụ dưới nước.

Những năm 1940 đánh dấu sự ra đời của hàng loạt chiếc đồng hồ chịu nước phong cách canteen style –chỉ có duy nhất một núm xoay để tăng khả năng kháng nước.

U.S.N. BU SHIPS 1940s Canteen Style Divers
U.S.N. BU SHIPS 1940's Canteen Style Diver's

Vào những năm 1930, Panerai là nhà cung cấp linh kiện cho hải quân Italia mà một trong những linh kiện đó là để tạo ra những chiếc đồng hồ chuyên biệt dành cho các thợ lặn.

Năm 1932, hãng Omega cho ra đời chiếc đồng hồ hình chữ nhật mang tên Marine được cho là có khả năng chịu nước dưới độ sâu hơn 100 mét và từng được sử dụng thành công bởi các nhà thám hiểm tiên phong như William Beebe và Yves Le Prieur.

Nhà thám hiểm William Beebe ( bên trái)
Nhà thám hiểm William Beebe ( bên trái)

Quay ngược thời gian về những năm 1920, khi những nhà sản xuất đồng hồ giới thiệu nhiều loại đồng hồ chịu nước trước nhu cầu ngày càng tăng của đồng hồ đeo tay.

Rolex Oyster là đồng hồ chịu nước điển hình nhất nổi tiếng nhờ sự kiện nữ vận động viên Mercedes Gleitze thực hiện thành công chuyến hành trình bơi qua kênh đào Anh vào năm 1927. Tuy vậy, thế giới biển sâu và đồng hồ thợ lặn dường như không được coi là mục tiêu của ngành công nghiệp đồng hồ vào thời điểm đó.

Từ năm 1820, những chiếc mũ cứng vốn được dùng cho lính cứu hỏa đã được một số người sử dụng làm mũ thám hiểm cho những chuyến hành trình bước đi dưới đáy biển của mình. Số lượng những chuyến thám hiểm tăng lên và kèm theo đó là nhu cầu của các nhà thám hiểm theo dõi thời gian lặn dưới nước của họ.
Từ năm 1820, những chiếc mũ cứng vốn được dùng cho lính cứu hỏa đã được một số người sử dụng làm mũ thám hiểm cho những chuyến hành trình bước đi dưới đáy biển của mình. Số lượng những chuyến thám hiểm tăng lên và kèm theo đó là nhu cầu của các nhà thám hiểm theo dõi thời gian lặn dưới nước của họ.

Thay vì sử dụng đồng hồ bỏ túi như cách mà các quý ông vẫn thường đeo bên người, các thợ lặn gắn chúng ngay bên trong mũ lặn của mình. Bằng cách này, họ luôn luôn theo dõi được thời gian lặn trên đồng hồ, cùng với độ sâu trên đồng hồ đo chiều sâu được đặt ngay bên cạnh. Người ta cũng gắn thêm một vỏ đồng hồ phụ cố định bên trong mũ để chứa chiếc đồng hồ bỏ túi, đồng thời có thể dễ dàng tháo ra khi cần.

Đồng hồ bỏ túi và vỏ phụ được gắn bên trong mũ lặn
Đồng hồ bỏ túi và vỏ phụ được gắn bên trong mũ lặn

Như vậy, những chiếc đồng hồ lặn hiện đại mà chúng ta thấy ngày nay có nguồn gốc ý tưởng từ những chiếc đồng hồ bỏ túi được gắn bên trong mũ của những người thợ lặn

Khánh An

Cùng chuyên mục
XEM