Trung Quốc và những thách thức kinh tế trong năm 2017

12/01/2017 08:06 AM | Xã hội

Năm 2016 là một năm khá thành công đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Suy thoái kinh tế đã được kiểm soát, quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng đặc biệt là Philippines được cải thiện.

Đồng thời trong năm 2016, Trung Quốc cũng đã tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh G20 (nhóm 20 nền kinh tế lớn). Tuy nhiên, năm 2017 được dự báo là sẽ có khá nhiều biến động xảy đến với nền kinh lớn thứ hai thế giới này đặc biệt là khi ông Donald Trump lên làm tổng thống.

Dưới đây là những thách thức mà Trung Quốc sẽ phải đối mặt trong năm 2017:

Kinh tế


Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc


Tỷ lệ nợ theo % GDP tăng cao

Tỷ lệ nợ theo % GDP tăng cao

Nền kinh tế bùng nổ kéo dài trong nhiều thập kỷ qua đã giúp Trung Quốc vượt qua nhiều biến động trong kỷ 21. Sau những lo ngại về nợ công chủ yếu đầu tư cho các ngành công nghiệp nặng đang ngày một tăng, lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang tập trung ưu tiên vào phát triển kinh tế bền vừng. Nợ Chính phủ thấp tạo điều kiện thuận lợi cho ông Tập Cận Bình thực hiện cuộc cải tổ nền kinh tế ngay cả khi ngân hàng Trung ương Trung Quốc thắt chặt tài khóa nhằm kiềm chế nợ của các công ty.

Thương mại


Cán cân thương mại Trung Mỹ (tỷ USD)

Cán cân thương mại Trung Mỹ (tỷ USD)


Xuất nhập khảu của Trung-Mỹ (tỷ USD)

Xuất nhập khảu của Trung-Mỹ (tỷ USD)

Tổng thống đắc cử Donald Trump chỉ trích Trung Quốc vì đã cắt giảm quá nhiều các nhà máy của Mỹ đặt trụ sở ở quốc gia này. Việc"tỷ phú bất động sản New York" tìm kiếm những thỏa thuận thương mại có lợi cho cả hai bên có thể khiến ông Tập Cận Bình tập trung nhiều hơn vào các dịch vụ nhà ở dài hạn. Tuy nhiên nếu các thỏa thuận này tan vỡ rất có thể chiến tranh thương mại sẽ xảy ra và Trung Quốc sẽ sử dụng nhiều đến các hành động trả đũa, đáp trả lên nền kinh tế Mỹ.

Tiền tệ


Đồng Nhân dân tệ giảm giá so với đồng USD

Đồng Nhân dân tệ giảm giá so với đồng USD


Các dòng vốn chạy khỏi Trung Quốc từ đầu năm 2014 (tỷ USD)

Các dòng vốn chạy khỏi Trung Quốc từ đầu năm 2014 (tỷ USD)

Tài chính Trung Quốc đang hứng chịu áp lực gia tăng từ đồng USD với những chính sách thắt chặt tiền tệ được Fed đưa ra. Song song với đó, ông Trump cũng tuyên bố sẽ kích thích nền kinh tế Mỹ bằng việc cắt giảm thuế và tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong bối cảnh người dân Trung Quốc đang đổ xô đi mua ngoại tệ, Chính phủ cần tăng cường kiểm soát vốn và giảm dự trữ ngoại hối.

Môi trường


Trung Quốc có tỷ lệ ô nhiễm không khí thuộc hàng cao nhất Châu Á.

Trung Quốc có tỷ lệ ô nhiễm không khí thuộc hàng cao nhất Châu Á.

Số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở Trung Quốc đang không ngừng gia tăng kéo theo đó là áp lực lên môi trường sống và chất lượng không khí và nước sinh hoạt ngày một lớn đòi hỏi Chính phủ cần có những hành động mạnh tay hơn nữa để giải quyết tình trạng này trong năm 2017.

Cải tổ


Tình trạng đô thị hóa và lão hóa tăng nhanh tại Trung Quốc (triệu người)

Tình trạng đô thị hóa và lão hóa tăng nhanh tại Trung Quốc (triệu người)


Tình trạng đô thị hóa và lão hóa tăng nhanh tại Trung Quốc (triệu người)

Tình trạng đô thị hóa và lão hóa tăng nhanh tại Trung Quốc (triệu người)

Phát triển thành phố hiệu quả, cải thiện tiền trợ cấp xã hội, giải quyết tình trạng già hóa dân số là những việc mà Trung Quốc cần phải làm trong năm nay. Đồng thời, thúc đẩy tăng trượng dịch vụ và tiêu dùng là "chìa khóa" của đợt chuyển dịch kinh tế sắp tới.

Đức Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM