Trung Quốc sở hữu hệ thống ‘siêu cầu đường’ top đầu thế giới: Áp dụng công nghệ rải nhựa đường thần tốc độc quyền, 3-4 năm là xây xong 1 cầu, chi phí khủng 100-200 nghìn tỷ đồng là chuyện bình thường

26/07/2023 14:17 PM | Công nghệ

Hệ thống cầu đường của Trung Quốc luôn khiến thế giới ngỡ ngàng.

Ngành xây dựng Trung Quốc nổi tiếng có trình độ cao, áp dụng nhiều thiết bị, cỗ máy hiện đại, giúp hoàn thành công trình lớn chỉ trong thời gian ngắn. Quốc gia này từng khiến cả thế giới “chấn động” khi xây dựng một tòa nhà 57 tầng chỉ trong vòng 19 ngày.

Bên cạnh các tòa nhà chọc trời hay nhiều siêu đập thủy điện lớn hàng đầu thế giới, Trung Quốc còn tạo nhiều tiếng vang khi sở hữu hệ thống siêu cầu đường toàn “hàng khủng” khiến ai cũng ngỡ ngàng. Thậm chí, cây cầu dài nhất thế giới và thứ 2 thế giới cũng do quốc gia này chế tạo.

Cầu Đan Dương - Côn Sơn (164,8 km)

Trong nhiều năm, Cầu Đan Dương - Côn Sơn (Trung Quốc) đã được vinh danh là cây cầu dài nhất thế giới. Nhiều trang thông tin đánh giá nó là một trong những tuyệt tác về mặt kỹ thuật của thế giới hiện đại.

Trung Quốc sở hữu hệ thống ‘siêu cầu đường’ top đầu thế giới: Áp dụng công nghệ rải nhựa đường thần tốc độc quyền, 3-4 năm là xây xong 1 cầu, chi phí khủng 100-200 nghìn tỷ đồng là chuyện bình thường - Ảnh 1.

Theo thống kê, cầu Đan Dương - Côn Sơn có tổng chiều dài đạt 164,8 km và cao xấp xỉ 31 m tính từ mặt đất. Nó nằm ở đồng bằng sông Dương Tử, xung quanh là những cánh đồng lúa, kênh rạch, sông và hồ.

Được biết, để xây dựng và hoàn thiện cầu Đan Dương - Côn Sơn, đơn vị thi công đã phải huy động một đội ngũ hùng hậu lên tới 10.000 người, bao gồm các thợ xây lành nghề, kỹ sư và nhiều chuyên gia có tiếng. Tuy nhiên, chỉ mất 4 năm, cây cầu khổng lồ này đã chính thức hoàn thành. Nó là một minh chứng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng Trung Quốc. Chưa hết, nó còn có khả năng chịu được thiên tai như bão và động đất mạnh từ 8 độ richter.

Đan Dương - Côn Sơn hoàn thành vào tháng 11/2010 và chính thức đưa vào sử dụng từ tháng 6/2011. Chi phí xây dựng cây cầu lên tới 8,5 tỷ USD (hơn 201 nghìn tỷ đồng).

Cầu Vị Nam Vị Hà (79,732 km)

Trung Quốc sở hữu hệ thống ‘siêu cầu đường’ top đầu thế giới: Áp dụng công nghệ rải nhựa đường thần tốc độc quyền, 3-4 năm là xây xong 1 cầu, chi phí khủng 100-200 nghìn tỷ đồng là chuyện bình thường - Ảnh 2.

Cầu Vị Nam Vị Hà (Weinan Weihea), Trung Quốc cũng là một trong những cây cầu dài nhất thế giới. Được biết, nó có tổng chiều dài khoảng 79,732 km. Cầu được xây dựng từ năm 2008 đến năm 2010, nằm trên tuyến đường sắt Trịnh Châu-Tây An, nối liền hai thành phố Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam) và Tây An (tỉnh Thiểm Tây).

Cầu lớn Thiên Tân (113 km)

Chỉ cách khu vực tập trung các tòa nhà chọc trời và khu dân cư cao cấp Wudadao vài cây số, Trung Quốc đã cho xây dựng một công trình khổng lồ - từng gây chấn động toàn ngành cả trong nước và quốc tế. Đó là cầu lớn Thiên Tân, dài khoảng 113 km, chạy giữa Lang Phường và Qingxian, một phần của tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải.

Trung Quốc sở hữu hệ thống ‘siêu cầu đường’ top đầu thế giới: Áp dụng công nghệ rải nhựa đường thần tốc độc quyền, 3-4 năm là xây xong 1 cầu, chi phí khủng 100-200 nghìn tỷ đồng là chuyện bình thường - Ảnh 3.

Nhiều chuyên gia nhận định cầu lớn Thiên Tân là một dự án phức tạp. Tuy nhiên, cây cầu được xây dựng vào năm 2006, hoàn thành vào năm 2010 - chỉ sau 4 năm và chính thức vận hành từ ngày 30/6/2011. Được biết, theo kỷ lục Guinness, nó là cây cầu dài thứ hai trên thế giới.

Cầu Thâm Quyến - Trung Sơn (24 km)

Trung Quốc sở hữu hệ thống ‘siêu cầu đường’ top đầu thế giới: Áp dụng công nghệ rải nhựa đường thần tốc độc quyền, 3-4 năm là xây xong 1 cầu, chi phí khủng 100-200 nghìn tỷ đồng là chuyện bình thường - Ảnh 4.

Một trong những dự án mới nhất trong hệ thống siêu cầu đường Trung Quốc là cây cầu Thâm Quyến - Trung Sơn. Theo CNN đưa tin, cây cầu này dài 24 km, có 8 làn xe và trị giá lên tới 6,7 tỷ USD (xấp xỉ 159 nghìn tỷ đồng).

Được biết, gần đây, đơn vị xây dựng cây cầu đã tạo ra một kỷ lục thế giới mới khi rải hơn 22.600 mét vuông nhựa đường - tương đương với hơn 50 sân bóng rổ - chỉ trong một ngày.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc xây dựng một hệ thống các siêu cầu khổng lồ không chỉ chứng minh tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng Trung Quốc mà còn cho thấy quyết tâm của nước này trên đấu trường quốc tế.

Tổng hợp 

Theo Thuỳ Bảo

Cùng chuyên mục
XEM