Trục vớt cá mập trắng khổng lồ nặng nửa tấn với 2 vết cắn lớn sau gáy: Hung thủ là con quái vật to cỡ nào cơ chứ?

20/10/2019 19:45 PM | Xã hội

Một con cá mập được tìm thấy tại ngoài khơi bờ biển Hoa Kỳ, với 2 vết cắn kinh khủng phía sau đầu.

Bạn biết đấy, cá mập trắng khổng lồ vẫn luôn là những sinh vật săn mồi hàng đầu, một ông hoàng đứng trên đỉnh chuỗi thức ăn của đại dương. Vậy mà mới đây, các nhà khoa học vừa kéo lên một "ông hoàng" bị thương nghiêm trọng với 2 vết cắn lớn đằng sau gáy, và có vẻ như nó đến từ một sinh vật săn mồi còn to lớn hơn.

Trục vớt cá mập trắng khổng lồ nặng nửa tấn với 2 vết cắn lớn sau gáy: Hung thủ là con quái vật to cỡ nào cơ chứ? - Ảnh 1.

Cụ thể câu chuyện, con quái vật do đội nghiên cứu từ OCEARCH - một tổ chức phi lợi nhuận tìm ra. Họ đã cảm thấy rất shock khi kéo lên con cá mập dài hơn 4m, nặng 527kg với những thương thế hết sức trầm trọng. Vimy (tên họ đặt cho con cá mập) đã được gắn thẻ theo dõi từ trước đó vài tháng.

"Rõ ràng là có thứ gì đó đã cắn vào đầu nó," - Chris Fischer, chủ tịch OCEARCH chia sẻ. "Đó phải là một sinh vật khổng lồ, một con quái thú còn to lớn hơn thế. Rõ ràng, thứ có thể tóm cổ một sinh vật khổng lồ phải là một con còn ấn tượng hơn."

Nhưng thủ phạm rốt cục là ai?

Xét nghiệm cho thấy có 2 vết cắn trên đầu Vimy, trong đó 1 vết từ hơn một năm trước còn 1 vết rất mới, chỉ xuất hiện trong chưa đầy 1 tuần. Thủ phạm phải dài ít nhất là gần 5m, bởi vậy có khả năng đó là một con cá mập trắng khác mà thôi.

Trục vớt cá mập trắng khổng lồ nặng nửa tấn với 2 vết cắn lớn sau gáy: Hung thủ là con quái vật to cỡ nào cơ chứ? - Ảnh 2.

Fischer chia sẻ thêm rằng đội nghiên cứu của ông đã nhìn thấy một con cá mập dài khoảng 5,1m ở cùng một khu vực vớt được xác Vimy, nhưng nó đã trốn thoát trước khi được gắn thẻ đánh dấu.

Theo các nhà sinh vật học, nhiều khả năng các vết cắn trên xuất hiện khi Vimy chiến đấu với một con quái vật khác để tranh giành bạn tình. Một giả thuyết khác là vì Vimy đã quá nóng vội khi muốn "làm chuyện ấy" cùng một chị cá mập cái to lớn hơn, dẫn đến việc phải nhận vết thương quá lớn.

"Cá mập là loài có tập tính giao phối hết sức... bạo lực. Việc chúng cắn đầu nhau là điều thường thấy chứ chẳng có gì hiếm cả."

Vimy được gắn thẻ theo dõi vào ngày 4/10 vừa qua. Các chuyên gia nhờ vậy có thể theo dõi khu vực nó di chuyển. Đến ngày 14/10, nó mò đến khu vực ngoài khơi New Jersey (Hoa Kỳ) và phải nhận vết cắn nghiêm trọng tại đây.

Được biết, chương trình gắn thẻ theo dõi cá mập của OCEARCH được thực hiện từ năm 2007. Đến nay, họ đã gắn thẻ cho 417 con cá, nhằm tìm hiểu về thói quen và hành vi của sinh vật kỳ vĩ này.

Tham khảo: Daily Mail


Theo J.D

Cùng chuyên mục
XEM