Trong thời đại công nghệ, thiếu cảm xúc: Lắng nghe là nghệ thuật, kỹ năng cần phát triển

24/10/2016 19:12 PM | Sống

Theo lãnh đạo Tôn giáo Sakyong Mipham, trạng thái dễ lĩnh hội khi lắng nghe là một loại thiền thính giác. Nó là một cách quan trọng để đạt được sự khôn ngoan và sáng suốt nhưng không phải ai cũng dễ dàng làm được.

Người ta nói rằng, khi Đức Phật lần đầu tiên giảng dạy, hai con nai đã đến gần, quỳ gối và dỏng tai nghe. Hai con nai tượng trưng cho hành động nghe, hình ảnh tai vểnh lên của chúng đại diện cho sự chú tâm lắng nghe, hành động quỳ gối thể hiện sự thả lỏng nghỉ ngơi và tôn trọng. Trạng thái dễ lĩnh hội khi nghe là một cách quan trọng để đạt được sự khôn ngoan và hiểu biết. Đó chính là thiền thính giác.

Lắng nghe thực sự không phải lúc nào cũng là điều dễ dàng. Đó là kỹ năng chúng ta cần phát triển. Trong thời đại công nghệ và thiếu cảm xúc, chúng ta thường nói nhiều hơn nghe. Không còn là những cuộc nói chuyện chân chính, chúng ta đơn giản chỉ là trao đổi hùng biện.

Cuộc hội thoại thật sự xảy ra khi cả nói và nghe phải đóng vai trò hàng đầu. Đối thoại giống như một điệu nhảy ăn khớp giữa hai tâm hồn, mà từ đó, nó có thể tự nhiên tạo ra sự hài hòa. Do đó, cuộc trò chuyện chất lượng là một nghệ thuật mang lại lợi ích cho cả bản thân và người khác.

Trong nghệ thuật đàm thoại, hai người là đối tác bình đẳng. Khi một người đang nói, họ giữ vai trò chủ động hơn; người lắng nghe sẽ giữ vai trò thụ động và tiếp thu. Một cuộc trò chuyện chẳng có “kẻ nói, người nghe” dễ dẫn đến bất hòa. Bởi vậy, chúng ta phải thay phiên nhau nghe để duy trì chất lượng và hiệu quả của cuộc đối thoại đó.

Một lý do mà chúng ta muốn nói chuyện đó là, chúng ta cần ai đó lắng nghe những gì mình nói. Tuy nhiên, trong một thế giới khi con người đang không ngừng khuyến khích việc nuông chiều và thỏa mãn những ham muốn riêng, thật khó để tìm ai đó lắng nghe; bởi khi đó, họ phải tập trung vào những người khác chứ không phải là chính mình. Đáng tiếc, chúng ta đang tạo ra một nền văn hóa thích “thể hiện bản thân” mà chẳng có ai lắng nghe.

“Nghe cần đòi hỏi ý thức tuyệt vời về sự bình tĩnh và tự tin hơn là nói chuyện. Một người biết lắng nghe không bị đe dọa bởi việc nắm lấy một dây cương quyền lực khác”

Ngày nay, chúng ta thậm chí phải thuê người để lắng nghe chúng ta. Những huấn luyện viên và nhà trị liệu được đào tạo trong nghệ thuật lắng nghe, mang lại một không gian để nhân vật chính là người thuê thể hiện bản thân. Sự lắng nghe của họ cho phép chúng ta bộc lộ và giải thoát căng thẳng, sợ hãi, lo lắng và bất an. Cũng như vậy, bằng cách học lắng nghe, chúng ta có thể “tự tiêu hóa”, suy ngẫm và đột nhập vào những suy nghĩ của người khác để hiểu biết và ứng phó với trạng thái cảm xúc của họ.

Cách tốt nhất để lắng nghe là để học cách “giữ vị trí” của bạn. Khi đó, người nói chính là người quyền lực nhất, chỉ đạo tâm trạng và năng lượng của cuộc trò chuyện. Nếu cảm thấy không an tâm về vai trò của mình như một người lắng nghe, bạn có thể cảm thấy bị đe dọa và lo lắng, vô tình hoặc bị bắt buộc làm gián đoạn cuộc trò chuyện để giành lại quyền kiểm soát. Vì vậy, giữ vị trí là một quá trình gắn kết và tự bảo đảm. Nó cũng thể hiện rõ kỷ luật của bạn trong việc kiểm soát lời nói, đặc biệt là trong bối cảnh đàm thoại mà mục đích là qua lại lời nói và ý tưởng.

Khi đến lượt mình lắng nghe, lúc đó là cơ hội để người khác thể hiện. Nghe cần đòi hỏi ý thức tuyệt vời về sự bình tĩnh và tự tin hơn là nói chuyện. Một người biết lắng nghe không bị đe dọa bởi việc nắm lấy một dây cương quyền lực khác.

Khi không thể nghe, chúng ta vô tình gây ra nhiều vấn đề tiêu cực. Do đó, lắng nghe rõ ràng là một thực tập chánh niệm. Đó là sự cam kết hoặc sự chú tâm. Nghe cũng đòi hỏi mọi người phải cảm nhận và quan tâm, giúp chúng ta cân bằng mối quan hệ với người khác.

Đôi khi, quá chú tâm vào bản thân, chúng ta chẳng thể quan tâm hay chú ý vào những gì đối phương đang nói. Chúng ta để những ký ức về trải nghiệm quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai can thiệp vào hành động lắng nghe của hiện tại. Điều này có thể xảy ra khá vô thức: ví dụ như khi chúng ta nói với một người bạn về món ăn ở một nhà hàng mới. Cô ấy cũng cho rằng nó rất tuyệt và tình cờ đề cập đến vấn đề cô ấy thích bể cá ở lối vào nhà hàng đó. Khi chúng ta nhớ đến những con cá đã thấy lúc đi bơi vào kỳ nghỉ, vô thức không còn quan tâm đến chủ đề ban đầu; và khi quay trở lại cuộc trò chuyện, cô ấy lại đang miêu tả món tráng miệng.

“Ngay cả giây phút ngắn ngủi của cuộc đối thoại chân chính có thể nâng đỡ toàn bộ cuộc sống của bạn”

Không lắng nghe, chúng ta sẽ bị mất kết nối. Ít nhất, mơ mộng trong khi người khác đang nói có thể coi là một hình thức khéo léo của sự thô lỗ. Chúng ta quên rằng, đối thoại thẳng hề đơn giản, phải cần có sự quan tâm, tương tác của con người.

Khi tham gia cuộc trò chuyện, chúng ta nên chú ý vào đối tác đầu tiên, đôi tai cũng cần được tận dụng tối đa cho việc lắng nghe. Sự tập trung này phải cụ thể, không nên đồng thời vừa nghe đối phương nói, vừa chú ý đến âm nhạc, cuộc hội thoại khác, tiếng chim hót líu lo hay tiếng chó sủa.

Để tập trung, chúng ta phải thư giãn. Loại bỏ mọi tạp niệm ra khỏi đầu, tin tưởng và tôn trọng đối phương. Bạn có thể hít thở sâu, đứng lên ngồi xuống, duỗi cánh tay hoặc chân hay xoa bóp phần cơ thể bị căng thẳng. Sau khi phục hổi, chúng ta có thể tìm thấy chính mình, cảm thấy thoải mái, đủ để lắng nghe.

“Sự lắng nghe chân chính giống như nghệ thuật của cuộc trò chuyện, là một kỹ năng chúng ta cần phát triển”

Ngay cả giây phút ngắn ngủi của cuộc đối thoại chân chính có thể nâng đỡ toàn bộ cuộc sống chúng ta. Chúng có thể giúp chúng ta chạm sâu vào cảm xúc cốt lõi của đối phương, khiến chúng ta không cảm thấy bị cô lập và sống nội tâm. Nghệ thuật của hội thoại không chỉ dựa trên kỹ năng sử dụng từ ngữ một cách khôn khéo, mà còn phụ thuộc vào những gì chúng ta lĩnh hội được như một người lắng nghe.

Có thể, nhiều câu chuyện trong cuộc đàm thoại khiến ta cảm thấy đau lòng hay khó chịu; vì thế, lắng nghe cũng cần lòng dũng cảm. Nhiều cuộc đối thoại sẽ nhàm chán, tẻ nhạt, khi đó, chúng ta nên kiên nhẫn và từ bi. Những phẩm chất cao quý của một người biết lắng nghe có thể vượt qua nhiều sai lầm của một người nói chuyện “nghèo nàn và sáo rỗng”.

Mặc dù, lắng nghe là một hành động tiếp nhận, nó đồng thời cũng là sự cố gắng chủ động. Sự lắng nghe chân chính giống như nghệ thuật của cuộc trò chuyện, là một kỹ năng chúng ta cần phát triển.

Theo Nguyễn Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM