Trong phòng ngủ nhà bạn có cây lưỡi hổ không: Nếu chưa, hãy trồng ngay 1 cây vì lí do này

25/12/2018 20:39 PM | Sống

Là loại cây dành cho phòng ngủ, cây lưỡi hổ không chỉ giúp bỏ độc tố ra khỏi không khí chúng ta hít vào mà còn có một tác dụng vốn không phải cây xanh nào cũng làm được.

Cây cảnh không thể thiếu được đối với cuộc sống con người. Xét về mặt vật lý và hóa học, việc trồng cây xanh trong không gian sống có thể giúp lọc không khí.

"Cây cảnh lọc không khí theo hai cách, cả về vật lý và hóa học. Về mặt vật lý, cây xanh lọc không khí bằng cách thu hút bụi. Bạn sẽ thấy bụi bám trên lá cây cũng tương đương với bụi bám trên các vật thể khác trong nhà. Bạn chỉ cần rửa sạch lá để chúng lại có chỗ thu hút bụi tiếp, làm giảm bụi bẩn trong không khí.

Còn về mặt hóa học, các đồ vật trong nhà như máy tính, nhựa, cao su, sơn, bất cứ thứ gì làm từ chất liệu tổng hợp - đều phân hủy theo thời gian và giải phóng khí độc như benzen và formaldehyde. Chúng ta sau đó sẽ hít khí độc đó vào người.

Các cây cảnh sẽ tách các hợp chất có hại này và biến chúng thành khí CO2, nước và khí nitơ trơ. Như vậy cây xanh trong nhà không chỉ để trang trí nhà, làm tăng khả năng sáng tạo, mà còn tốt cho sức khỏe thể chất của bạn nữa", Christopher Satch, người đứng đầu mảng khoa học và giáo dục thực vật tại công ty giống cây trồng có trụ sở tại New York The Sill giải thích.

Thế nhưng, các chuyên gia cho rằng rất khó để tính bao nhiêu cây mới đủ để làm sạch không khí trong một căn phòng.

"Tốt nhất một căn phòng có diện tích 100m2 nên có ít nhất hai cây xanh lớn", Bill Wolverton, một nhà khoa học nghiên cứu thực vật của NASA đã khuyên.

Có một số loại cây cảnh vừa dễ trồng trong nhà lại có thể loại bỏ độc tố khỏi không khí chúng ta hít vào là cây lưỡi hổ , trầu bà, lan ý, huyết dụ, cúc, thường xuân...

 Trong phòng ngủ nhà bạn có cây lưỡi hổ không: Nếu chưa, hãy trồng ngay 1 cây vì lí do này - Ảnh 1.

Lưỡi hổ- Cây dành cho phòng ngủ

Trong các loại cây được ví là những “máy lọc” không khí tự nhiên hiệu quả, chúng ta nên thử trồng một cây lưỡi hổ, đặc biệt là ở trong phòng ngủ.

Theo nghiên cứu của NASA, lưỡi hổ là một trong 12 loại thực vật giúp cải thiện không khí trong nhà ở. Cây lưỡi hổ giúp lọc không khí vì bề mặt lá có thể hút nhiều bụi.

Không những thế, vào ban đêm, loại cây này có khả năng chuyển đổi khí CO2 thành O2 mà nhiều loại cây khác không làm được, từ đó giúp mọi người ngủ ngon và ngủ sâu hơn.

"Một số loại trà thảo dược, trà hoa cúc... có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Có một loại cây mà bạn có thể đưa vào căn phòng, đó là cây lưỡi hổ.

Loại cây này có thể tăng cường mật độ oxy trong phòng ngủ, giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn”, Chris Kilham, một chuyên gia tìm kiếm dược liệu nổi tiếng của Mỹ đã từng tới 20 quốc gia khác nhau để tìm hiểu các loại dược liệu quý phát biểu trên Fox News.

Cũng theo Chris Kilham,trồng cây lưỡi hổ trong phòng ngủ giúp làm giảm chứng đau đầu và tăng huyết áp.

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

- Cách trồng: Cây lưỡi hỗ được nhân giống dễ dàng bằng tách bụi, giâm lá cành. Cây con được nhân giống rất mau nhảy ra mầm mới nếu được chăm sóc đầy đủ.

 Trong phòng ngủ nhà bạn có cây lưỡi hổ không: Nếu chưa, hãy trồng ngay 1 cây vì lí do này - Ảnh 2.

Bạn cũng có thể cắt lá để nhân giống ra cây mới. Chọn lá non, khoẻ, có viền màu vàng tươi, đẹp rồi cắt ngang sát gốc thành khúc dài khoảng 5cm, sau đó chôn khúc lá này vào đất, cát, than bùn đã trộn sẵn. Chú ý đừng nên giâm sâu quá, chỉ khoảng 1/2 độ sâu của đất là đủ.

Lưu ý: Bạn đặt chậu ở nơi có nắng và hạn chế tưới nước vì cây mới ươm rất dễ bị úng nước, bạn chỉ cần giữ ẩm cho cây.

- Chăm sóc: Cây lưỡi hổ thuộc loài cây cảnh dễ chăm sóc nhất vì nó chịu hạn rất tốt, có thể sống trong điều kiện thiếu ánh sáng, không gian hẹp. Song nếu bạn để ý đến điều kiện nước, ánh sáng, phân bón thì cây sẽ phát triển tốt, nhanh và xanh màu hơn.

Tuy là giống cây được đánh giá là có sức sống rất mãnh liệt, dễ chăm sóc nhưng cây lưỡi hổ vẫn mắc một số bệnh thường gặp sau: thiếu dinh dưỡng và ánh sáng, cây dễ bị nấm mốc trên bề mặt lá hoặc là cháy đốm lá.

* Theo Fox News/Healthline

Theo Hoàng Bách

Cùng chuyên mục
XEM