Trong mỗi người đều có một "cái thước", chúng ta dùng nó để đo lường người khác và đo lường chính bản thân mình

04/04/2018 14:50 PM | Sống

Nhiều khi, bạn không thể sử dụng "thước đo" của bản thân để đi đo lường sự đúng hay sai của người khác, bởi bạn không thể hiểu được cuộc sống của họ đã phải trải qua những gì. Một người không thể nào đại diện cho tất cả, không cần biết người khác như thế nào, trước tiên bạn hãy cứ là chính mình, có tiêu chuẩn và nguyên tắc riêng của mình.

Dưới đây là một bài văn đạt điểm tuyệt đối của một học sinh năm cuối cấp 3 ở Nam Ninh, Trung Quốc, bài văn khiến ai đọc nó cũng vô cùng xúc động và cảm phục trước sự cảm nhận sâu sắc về xã hội và con người của người viết. Chúng ta hãy cùng đọc nó và ngẫm nghĩ về hoàn cảnh của bản thân mình nhé.

Nói về cái thước: Nếu bạn thụt lùi từ 100 điểm xuống 98 điểm: ăn một trận đòn. Nếu bạn từ 55 điểm lên 61 điểm: nhận một nụ hôn. Và mặc dù 98 vẫn lớn hơn 61, nhưng chúng ta lại thường không đo cuộc đời bằng giá trị tuyệt đối như thế.

Câu chuyện dường như vô lý này lại thường xuyên xảy ra xung quanh chúng ta. Nhiều người cho rằng, người ở vế trên thụt lùi nên bị ăn đòn là hoàn toàn hợp lí, còn người ở vế dưới tiến bộ nên tất nhiên là được thưởng.

Chúng ta thường nói rằng, chỉ cần một cái thước là có thể đo được mọi thứ. Trong thực tế cuộc sống, phải nói thước đo là thứ công bằng nhất, nhưng thước đo nằm trong tay người khác nhau thì sẽ đo lường những người khác nhau và sẽ mang lại kết quả khác nhau.

Trong mỗi người đều có một cái thước, chúng ta dùng nó để đo lường người khác và đo lường chính bản thân mình - Ảnh 1.

- Chúng ta đã quá quen thuộc với sự bận rộn của mẹ trong căn bếp, một ngày 3 bữa, lúc nào cũng chuẩn giờ và ngon. Thế nhưng, nếu một ngày nào đó chúng ta về nhà mà chỉ thấy nồi không bếp lạnh, điều đầu tiên chúng ta nghĩ tới sẽ là không biết ăn gì đây, trong lúc thất vọng chán chường đôi khi chúng ta còn bắt đầu trách móc, hoàn toàn quên mất rằng có thể mẹ đang ốm hoặc đang rất mệt. 

Còn nếu cha của chúng ta thi thoảng mới vào bếp, nấu chỉ một bát mỳ thôi, cũng khiến cho cả nhà cảm thấy thỏa mãn vô cùng. Thói quen khiến "thước đo" của chúng ta có tính đàn hồi cao nhưng vẫn không thể vươn tới được chiều sâu của tình yêu.

- Mỗi một cơ quan đều có nhiều kiểu người, có người chỉ biết làm việc, có người chỉ thích soi mói, và cũng có những kẻ thích phá đám, luôn có những kẻ đầu hói trà trộn vào giữa các nhà sư. Điều kỳ lạ ở chỗ, luôn có những người chỉ biết làm và chỉ làm, soi mói và chỉ biết soi mói, nhưng những người làm càng nhiều mắc sai lầm càng nhiều và càng bị phê bình nhiều, còn những kẻ chỉ biết soi mói thi thoảng chỉ làm cho có thì lại được cả danh và lợi. 

Thậm chí những kẻ chỉ biết phá hoại mà trở nên ngoan ngoãn hơn một chút thì lại khiến lãnh đạo và nhiều người vui vẻ và cảm thấy hài lòng. Tính trì trệ, khiến "thước đo" của chúng ta đem theo thành kiến, nên không thể nào tập hợp được sức mạnh của tập thể.

Trong mỗi người đều có một cái thước, chúng ta dùng nó để đo lường người khác và đo lường chính bản thân mình - Ảnh 2.

- Mọi người chắc còn nhớ câu chuyện của một cô nấu cháo từ thiện ở một thành phố nhỏ phía Bắc. Mỗi năm vào mùa đông, cô đều thức dậy vào lúc nửa đêm để nấu ba nồi cháo to, phát miễn phí cho người nghèo, ăn xin và những nhân viên vệ sinh phải làm việc trong thời tiết gió, lạnh. Năm nào cũng như năm nào, cô chưa ngừng nghỉ bao giờ. 

Thế nhưng vào một ngày nọ, một ông lão ăn phải một hạt sỏi trong bát cháo, ông ta liền hất bát cháo nóng đó lên người cô, và ngay lập tức những người đến lĩnh cháo chia làm hai phe: Một phe cho rằng ông lão không nên làm quá lên như vậy, còn một phe chí trích cô không nên trộn cát sỏi vào cháo. Vô ơn và bạc tình, khiến "thước đo" của chúng ta méo mó, chôn vùi đi bao nhiêu con tim lương thiện.

- Tại khu Khai Châu - Trùng Khánh, một chiếc xe khách loại vừa chở 19 hành khách gặp tai nạn, xe bị lao xuống hồ nước sâu khoảng 5 mét. Một người dân địa phương là Kim Hữu Thụ, đã bất kể giá rét nhảy xuống nước phá cửa xe giải cứu toàn bộ 19 hành khách. 

Còn bản thân anh ta sau đó do thời gian ngâm nước quá lâu, lại trong thời tiết lạnh nên bị viêm phổi nặng, gia đình anh ta đã phải vay tiền để điều trị bệnh trong nhiều tháng liền, đến lúc không vay được tiền để tiếp tục điều trị đành phải xin về nhà và anh ta đã qua đời ngay sau đó. 

19 người được anh ta cứu sống không ai đến bệnh viện thăm nom, và cũng không ai đến thăm viếng anh ta. Kim Hữu Thụ trước khi chết có viết lại một bức thư, câu đầu tiên chính là: " Tôi đã cứu mạng của 19 người, giờ đây ai sẽ là người cứu mạng của tôi?". Sự thờ ơ, khiến "thước đo" của chúng ta gãy khúc, chỉ còn lưu lại sự tiếc nuối.

Trong mỗi người đều có một cái thước, chúng ta dùng nó để đo lường người khác và đo lường chính bản thân mình - Ảnh 3.

Trong lòng mỗi người đều có một "cái thước", chúng ta dùng nó để đo lường người khác, và hơn hết chúng ta càng cần dùng nó để đo lường bản thân. Thế gian này, cần có một cái thước như vậy, về tình thì đầy nhiệt huyết, về lý thì luôn công bằng, thể hiện sự chính nghĩa của pháp luật và luôn tỏa sáng tính nhân văn. 

Mỗi người hãy tự bản thân mình, kiên trì làm từng chút từng chút một, nghiêm khắc với chính mình, khoan dung độ lượng với người khác, thế giới này sẽ tràn ngập ánh sáng và tình yêu thương.

Hằng Phương

Cùng chuyên mục
XEM