Trợ lý ngôn ngữ của ĐTQG Việt Nam review nghề phiên dịch thể thao, tiết lộ cái khó khi làm việc với dàn nam thần bóng đá

09/12/2021 14:57 PM | Xã hội

Làm việc với HLV Park Hang-seo và những cầu thủ bóng đá nổi tiếng sẽ có gì đặc biệt đây?

Không chỉ các cầu thủ mà các thành viên BHL của ĐTQG Việt Nam cũng nhận về nhiều sự quan tâm của dân mạng. Vũ Anh Thắng (SN 1992, Phú Thọ) - trợ lý ngôn ngữ cho HLV Park Hang-seo tại U23 Việt Nam là một ví dụ. Anh được netizen yêu quý không chỉ vì vẻ ngoài điển trai mà còn bởi sự thân thiện, dễ gần.

 Trợ lý ngôn ngữ của ĐTQG Việt Nam review nghề phiên dịch thể thao, tiết lộ cái khó khi làm việc với dàn nam thần bóng đá - Ảnh 1.

Trợ lý ngôn ngữ Vũ Anh Thắng và HLV Park Hang-seo

Mới đây, Vũ Anh Thắng đã có những chia sẻ rõ ràng, chân thực nhất về công việc của một phiên dịch viên thể thao, cụ thể hơn là phiên dịch viên bóng đá. Nói về cơ duyên làm việc với ĐTQG, Thắng cho biết vào năm 2019, khi đội U22/ U23 Việt Nam tuyển thêm trợ lý ngôn ngữ, chuẩn bị cho SEA Games 30, anh ứng tuyển và gắn bó đến bây giờ.

Chia sẻ về công việc, Thắng cho biết: "So với các lĩnh vực khác, phiên dịch thể thao có 1 số yêu cầu đặc thù cơ bản như:

- Kiến thức chuyên môn về thể thao, thuật ngữ chuyên ngành về thể thao.

- Khả năng ứng biến nhanh và sức khoẻ để đáp ứng các hoạt động, lịch trình cũng như tham gia tập luyện của đội.

- Phải sẵn sàng đáp ứng bất cứ khi nào có yêu cầu theo lịch trình của đội.

- Có một số hạn chế về giới tính vì các hoạt động thể thao cần nhiều sức khoẻ. Điều này thường chỉ có các phiên dịch nam mới đáp ứng được, trong khi đó những người giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Hàn thì nữ giới lại chiếm đa số.

Nhưng đổi lại, công việc này cũng mang đến cho mình những trải nghiệm đặc biệt như được tiếp xúc, làm việc cùng và học hỏi từ những người giỏi và nổi tiếng; được tham gia những sự kiện thể thao mà nhiều người quan tâm; được đi nhiều nơi, khám phá nhiều nền văn hoá".

 Trợ lý ngôn ngữ của ĐTQG Việt Nam review nghề phiên dịch thể thao, tiết lộ cái khó khi làm việc với dàn nam thần bóng đá - Ảnh 2.

 Trợ lý ngôn ngữ của ĐTQG Việt Nam review nghề phiên dịch thể thao, tiết lộ cái khó khi làm việc với dàn nam thần bóng đá - Ảnh 3.

 Trợ lý ngôn ngữ của ĐTQG Việt Nam review nghề phiên dịch thể thao, tiết lộ cái khó khi làm việc với dàn nam thần bóng đá - Ảnh 4.

 Trợ lý ngôn ngữ của ĐTQG Việt Nam review nghề phiên dịch thể thao, tiết lộ cái khó khi làm việc với dàn nam thần bóng đá - Ảnh 5.

Bên cạnh việc phiên dịch, trợ lý ngôn ngữ cũng phải tham gia tập luyện cùng đội tuyển

Sau 2 năm làm việc cùng ĐTQG, Vũ Anh Thắng có rất nhiều kỷ niệm với BHL và cầu thủ nhưng đáng nhớ nhất phải kể đến lần cùng U22 Việt Nam giành HCV môn bóng đá nam SEA games 30 tại Philippines sau 60 năm chờ đợi. "Sau khi kết thúc trận đấu, thầy Park đã ôm để chúc mừng, tri ân anh em trong đội, trong đó có mình. Có 1 fan bóng đá đã ghi lại khoảnh khắc đó và rất lâu sau đã gửi video cho mình và mình rất xúc động" - Thắng nhớ lại.

Trở thành trợ lý ngôn ngữ của thầy Park ở U23 Việt Nam là sự kiện có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của Thắng, anh chàng chia sẻ: "Mình học được rất nhiều từ các thầy và các bạn cầu thủ như kiến thức và kinh nghiệm trong chuyên môn và quản lý. Những áp lực trong công việc cũng giúp mình trưởng thành và bản lĩnh hơn nhiều. Ngoài ra mình cũng được nhiều người biết đến và có thêm những người bạn, người thầy, những mối quan hệ mới. Nói chung đây là một công việc thú vị mà mình chưa từng ngờ tới".

 Trợ lý ngôn ngữ của ĐTQG Việt Nam review nghề phiên dịch thể thao, tiết lộ cái khó khi làm việc với dàn nam thần bóng đá - Ảnh 6.

Vũ Anh Thắng check-in HCV với ĐTQG tại SEA Games 30

 Trợ lý ngôn ngữ của ĐTQG Việt Nam review nghề phiên dịch thể thao, tiết lộ cái khó khi làm việc với dàn nam thần bóng đá - Ảnh 7.

Vũ Anh Thắng (bên phải) cùng HLV Park Hang-seo và thủ môn Văn Toản (bên trái) tại họp báo AFC U23

 Trợ lý ngôn ngữ của ĐTQG Việt Nam review nghề phiên dịch thể thao, tiết lộ cái khó khi làm việc với dàn nam thần bóng đá - Ảnh 8.

Anh Thắng và Quang Hải

Bên cạnh đó, trợ lý điển trai của U23 cũng tiết lộ đầy đủ và chi tiết về thu nhập của ngành phiên dịch nói chung và của phiên dịch thể thao nói riêng: "Phiên dịch nhìn chung là 1 nghề có thu nhập tốt so với mặt bằng chung. Tuỳ thuộc ngôn ngữ, trình độ và lĩnh vực phiên dịch nhưng thường thu nhập thường rơi vào khoảng 800 - 1500 USD (18,3 - 34,4 triệu đồng) tại các công ty, doanh nghiệp. Các ngành nghề chuyên môn hẹp hay với vị trí kiêm thêm chuyên môn khác như trợ lý, thư ký, trưởng phòng,... thì lương tháng có thể trên 2000 - 2500 USD (45,8 - 57,3 triệu đồng). Với dịch part-time thì có thể dao động từ khoảng vài chục tới vài trăm USD/ giờ tuỳ ngôn ngữ, chuyên môn và trình độ.

Đối với phiên dịch thể thao chuyên nghiệp thường có lương tháng trên 1000 USD (khoảng 23 triệu đồng) thậm chí cao hơn. Dịch tại các sự kiện, các chương trình đào tạo, tập huấn về thể thao cũng được tính lương part-time khá cao vì đây là chuyên môn hẹp và không có nhiều ứng viên. Thêm vào đó làm việc tại các CLB thể thao chuyên nghiệp hay đặc biệt là ĐTQG còn có các chế độ phụ cấp, thưởng theo đội. Bản thân mình cũng đã từng nhận những offer lên tới 2000 USD/ tháng nhưng đã từ chối vì muốn tập trung cho công việc tại tuyển và việc kinh doanh của bản thân".

Nhận định về tương lai nghề phiên dịch viên thể thao, Thắng cho biết: "Thể thao Việt Nam đang trên con đường hội nhập và phát triển rất mạnh mẽ, không chỉ bóng đá mà rất nhiều các CLB, trung tâm huấn luyện, công ty dịch vụ thể thao hay các sự kiện thể thao đều trở nên phổ biến. Đặc biệt, các đội tuyển thể thao quốc gia lại rất hay sử dụng HLV nước ngoài vì vậy mà nhu cầu tuyển dụng phiên dịch viên thể thao là không ít. Vì vậy nếu có đam mê và kỹ năng trong mảng thể thao - thể chất, đây sẽ là mảng phiên dịch nhiều cơ hội cho các bạn trẻ trong tương lai".

 Trợ lý ngôn ngữ của ĐTQG Việt Nam review nghề phiên dịch thể thao, tiết lộ cái khó khi làm việc với dàn nam thần bóng đá - Ảnh 9.
 Trợ lý ngôn ngữ của ĐTQG Việt Nam review nghề phiên dịch thể thao, tiết lộ cái khó khi làm việc với dàn nam thần bóng đá - Ảnh 10.
 Trợ lý ngôn ngữ của ĐTQG Việt Nam review nghề phiên dịch thể thao, tiết lộ cái khó khi làm việc với dàn nam thần bóng đá - Ảnh 11.

Ở vị trí trợ lý ngôn ngữ, Vũ Anh Thắng thường xuất hiện cạnh HLV Park Hang-seo

Ảnh: NVCC

SA

Từ khóa:  ĐTQG Việt Nam
Cùng chuyên mục
XEM