Top 9 ngành nghề có nhiều tỷ phú nhất năm 2023: Có nghề mới ra trường thu nhập cả trăm triệu đồng/tháng

23/09/2023 18:55 PM | Sống

Đây là những ngành nghề xuất hiện nhiều tỷ phú.

Theo Forbes, 9 ngành nghề hàng đầu có số lượng tỷ phú nhiều nhất năm 2023 (Thống kê tài sản tính đến ngày 10/3/2023) bao gồm:

1. Tài chính và Đầu tư

Ngành nghề này có 372 tỷ phú, chiếm 14% danh sách.

Người giàu nhất ngành: Warren Buffett (tài sản 106 tỷ USD). Ông là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway.

Chuyên ngành Đầu tư Tài chính thuộc Khoa Kinh tế - Tài chính, là một ngành chuyên sâu trong lĩnh vực Kinh tế Đầu tư. Chương trình đào tạo cử nhân kinh tế chuẩn bị cho sinh viên năng lực thực hiện các hoạt động chuyên môn liên quan đến lĩnh vực đầu tư tài chính. Sinh viên được trang bị kiến thức đa dạng, từ kiến thức tổng quan về kinh tế đến kiến thức chuyên sâu về tài chính và đầu tư.

Top 9 ngành nghề có nhiều tỷ phú nhất năm 2023: Có nghề mới ra trường thu nhập cả trăm triệu đồng/tháng - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Ngoài ra, ngành còn giúp sinh viên nắm vững kiến thức về thị trường tài chính, công nghệ tài chính và quản trị rủi ro tài chính hiện đại, cũng như nghiệp vụ đầu tư tài chính. Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành, sinh viên cũng được học về các kiến thức bổ trợ như pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính.

Học ngành Tài chính – Đầu tư sau khi ra trường có nhiều vị trí làm việc hấp dẫn như: Bán hàng và Tiếp thị, Phát triển quan hệ đối tác, Giám đốc quản lý rủi ro, Giám đốc bảo lãnh phát hành, Nhà phân tích tín dụng, Giám đốc đầu tư, Gián đốc IB,… 

Các vị trí dự báo đạt mức lương từ 40 đến trên dưới 100 triệu/tháng là Kiểm soát viên tài chính, Trưởng phòng hoạch định tài chính, Trưởng phòng thuế,... Thấp nhất là các vị trí Quản lý/Kiểm soát chi phí, Chuyên viên phân tích tài chính với lương dao động từ 20 - 70 triệu đồng.

2. Sản xuất

Ngành nghề này có 324 tỷ phú, chiếm 12% danh sách.

Người giàu nhất ngành: Reynold Wuerth và gia đình. Reynold Wuerth là Chủ tịch Tập đoàn Wuerth – đơn vị chuyên sản xuất ốc vít. 

Ngành sản xuất là ngành nghề thuộc khối Kinh tế, thông qua việc kết hợp nhiều yếu tố đầu vào như: Nhân lực lao động, nguồn vốn, tài chính, nguyên vật liệu, máy móc hiện đại,… tạo ra những hàng hoá, dịch vụ mới để sử dụng, trao đổi hoặc buôn bán. 

Mục đích của ngành sản xuất là tạo ra những thành phẩm sở hữu giá trị cao hơn tổng giá trị yếu tố đầu vào, mang về lợi nhuận cho nhà sản xuất sau khi bán ra thị trường. Công nghệ sản xuất càng hiện đại, chi phí đầu vào càng thấp, chất lượng hàng hóa/dịch vụ càng cải thiện thì lợi nhuận càng cao.

Các vị trí công việc của ngành sản xuất gồm: Bộ phận quản lý và điều hành, bộ phận kỹ thuật máy móc thiết bị, bô phận kiểm tra – giám sát – đốc thúc, bộ phận kế toán – thống kê, bộ phận vận hành dây chuyền,…

Thu nhập của ngành nghề này được đánh giá khá cao. Với người mới đi làm thu nhập từ 8 - 15 triệu đồng/tháng. Với những người có 5 năm kinh nghiệm trở lên có thể đạt thu nhập từ 20 – 50 triệu đồng/tháng.

3. Công nghệ

Ngành nghề này có 313 tỷ phú, chiếm 12% danh sách.

Người giàu nhất ngành: Jeff Bezos (tài sản 114 tỷ USD). Ông là người sáng lập Amazon, chủ sở hữu tờ Washington Post và công ty phóng tên lửa Blue Origin.

Ngành Công nghệ thông tin là ngành học sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin.

Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

Với thâm niên 1-3 năm, nhân sự ngành IT phần mềm được trả 15-30 triệu đồng/tháng, còn trên 5 năm kinh nghiệm là 30-50 triệu đồng/tháng. Với ngành CNTT, mức lương tương ứng là 13,8-25 triệu và 30-50 triệu đồng/tháng.

Top 9 ngành nghề có nhiều tỷ phú nhất năm 2023: Có nghề mới ra trường thu nhập cả trăm triệu đồng/tháng - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

4. Thời trang và bán lẻ

Ngành nghề này có 266 tỷ phú, chiếm 10% danh sách.

Người giàu nhất ngành: Bernard Arnault và gia đình (tài sản 211 tỷ USD). Ông là Chủ tịch công ty hàng xa xỉ LVMH. 

Là mô hình kinh doanh thời trang mà các nhà bán lẻ thời trang đóng vai trò là người mua thời trang (fashion buyer) với số lượng lớn từ các thương hiệu, các nhà thiết kế về cửa hàng rồi bán lại cho khách mua lẻ. 

Nhiều tập đoàn lớn như DAFC, ACFC,… còn trở thành nhà phân phối độc quyền của một số thương hiệu cao cấp quốc tế. Một số doanh nghiệp bán lẻ sau khi tích góp được một số vốn và kinh nghiệm thậm chí có thể phát triển dòng sản phẩm của riêng mình với mức giá vô cùng cạnh tranh.

5. Thực phẩm và đồ uống 

Ngành nghề này có 212 tỷ phú, chiếm 8% danh sách. 

Người giàu nhất ngành: Zhong Suisui (tài sản 68 tỷ USD). Ông là Chủ tịch công ty nước đóng chai Nongfu Spring. Ông cũng kiểm soát một công ty khác là Beijing Wantai Biopharmaceuticals.

Ngành Thực phẩm và Đồ uống bao gồm nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, cửa hàng thức ăn nhanh, quán rượu, cửa hàng ăn uống, hoạt động sản xuất thực phẩm, kinh doanh ăn uống, dịch vụ vận chuyển thực phẩm,… Công việc trong ngành này có thể bao gồm từ đóng gói đến chuẩn bị, vận chuyển và phục vụ thực phẩm hoặc đồ uống.

Top 9 ngành nghề có nhiều tỷ phú nhất năm 2023: Có nghề mới ra trường thu nhập cả trăm triệu đồng/tháng - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

6. Chăm sóc sức khoẻ

Ngành nghề này có 201 tỷ phú, chiếm 8% danh sách. 

Người giàu nhất ngành: Cyrus Poonawalla (tài sản 22,6 tỷ USD). Ông là người sáng lập Viện Huyết thanh Ấn Độ và là nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới (xét về liều lượng). 

Nhóm ngành sức khỏe là lĩnh vực chuyên nghiên cứu về các bệnh lý, từ đó chẩn đoán, xây dựng phác đồ phòng và điều trị bệnh lý nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đây là ngành nghề liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và tính mạng con người nên luôn được chú trọng phát triển và đào tạo hiện nay. 

Mức lương của nhóm ngành Chăm sóc sức khoẻ cũng giống như những nhóm ngành khác, phụ thuộc vào khối lượng công việc và công sức bỏ ra. Do đó, với mỗi vị trí khác nhau thì mức lương tương ứng cũng khác nhau. Mức lương của một số vị trí như sau: Điều dưỡng từ 6 – 15 triệu đồng/tháng, bác sĩ xét nghiệm từ 16 – 22 triệu đồng/tháng, trình dược viên từ 5 – 25 triệu đồng/tháng.

7.  Bất động sản

Ngành nghề này có 193 tỷ phú, chiếm 7% danh sách.

Người giàu nhất ngành: Donald Bren (tài sản 17,4 tỷ USD), là Chủ tịch công ty Bất động sản California Irvine Co. 

Ngành bất động sản thuộc nhóm ngành Kinh doanh. Khái quát có thể hiểu việc kinh doanh bất động sản là đầu tư vốn thực hiện hoạt động mua bán đất nhằm mục đích sinh lợi nhuận. 

Sinh viên sau khi ra trường có đầy đủ chuyên môn có thể hoạt động tự do như người môi giới bất động sản hoặc có thể xin ứng tuyển vào các vị trí: Nhân viên kinh doanh, trợ lý giám đốc dự án, chuyên viên tư vấn đầu tư bất động sản, chuyên viên thẩm định giá trị bất động sản,…

Bất động sản là ngành dễ giàu nhưng không dễ làm. Đối với sinh viên mới ra trường thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Sau khi đã có kinh nghiệm, thu nhập sẽ tăng không giới hạn, tuỳ thuộc vào năng lực bản thân. Ngoài lương cứng, nhân viên bất động sản còn được tiền phần trăm hoa hồng. Vì giá trị bất động sản rất lớn nên phần hoa hồng cũng vô cùng hấp dẫn. Chính vì vậy, người có thể thu lợi nhuận cả trăm triệu đồng/tháng dù chỉ mới đi làm. 

Top 9 ngành nghề có nhiều tỷ phú nhất năm 2023: Có nghề mới ra trường thu nhập cả trăm triệu đồng/tháng - Ảnh 4.

Ngoài lương cứng, nhân viên bất động sản còn được tiền phần trăm hoa hồng. (Ảnh minh họa)

8. Năng lượng

Ngành nghề này có 100 tỷ phú, chiếm 4% danh sách.

Người giàu nhất ngành: George Kaiser (tài sản 13,3 tỷ USD), người tiếp quản công ty Dầu mỏ Kaiser – Francis của gia đình vào những năm 1960.

Năng lượng là một khái niệm lâu đời, được trả lương cao và là một lĩnh vực chuyên môn không ngừng phát triển. Ngành lĩnh vực tập trung vào 2 mục tiêu chính: Tạo ra và phát triển những cách thức mới để sản xuất năng lượng sạch, hiệu quả, cũng như giảm tiêu thụ điện. 

Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực năng lượng như: Kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, thanh tra xây dựng và công trình, kỹ thuật viên Kỹ thuật Điện – Điện tử, kỹ thuật viên dịch vụ tuabin gió,… 

9. Truyền thông và Giải trí

Ngành nghề này có 91 tỷ phú, chiếm 3% danh sách.

Người giàu nhất ngành: Michael Bloomberg (tài sản 94,5 tỷ USD), đồng sáng lập công ty Truyền thông và Thông tin tài chính Bloomberg.

Ngành Truyền thông và Giải trí là ngành học những kiến thức liên quan đến việc hiển thị thông tin ở nhiều dạng, bằng nhiều phương tiện khác nhau. Ngành học này yêu cầu phát triển hơn những kỹ năng như tư duy sáng tạo, content marketing, thiết kế hình ảnh, âm thanh, video,…

Ngành học này yêu cầu nhân sự cần sáng tạo mới mẻ, có khả năng viết lách và thẩm mỹ, khả năng biên tập, dựng video, nắm bắt xu hướng công nghệ mới, khả năng ngoại ngữ, khả năng tổng hợp, phân tích nhanh,… 

Nhân sự mới đi làm, ít kinh nghiệm làm việc nhận mức lương dao động từ 8 - 10 triệu đồng/tháng. Với những nhân sự đã có kinh nghiệm làm việc mức lương có thể đạt từ 15 - 25 triệu đồng/tháng hoặc hơn với những cá nhân có năng lực.

 

Theo Ứng Hà Chi

Cùng chuyên mục
XEM