img

Những cơn địa chấn trên chính trường Hàn Quốc, đỉnh điểm là việc phế truất nữ tổng thống đầu tiên Park Geun-hye, mở đường cho Moon Jae-in, người con sinh ra trong một gia đình tị nạn Triều Tiên, trở thành ông chủ Nhà Xanh.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in: Từ mái nhà xiêu vẹo cho người tị nạn tới Nhà Xanh danh giá, tuyên chiến với chaebol - Ảnh 1.

Tháng 12/1950, 14.000 người tị nạn Triều Tiên đã lên con tàu SS Meredith Victory của Hải quân Mỹ tới đảo Geoje ở tỉnh Nam Gyeongsang, Hàn Quốc trong đó có cha mẹ của Moon Jae-in. Hơn 2 năm sau, ngày 24/1/1953, Moon chào đời, vài tháng trước khi Chiến tranh Liên Triều tạm thời kết thúc với Hiệp định đình chiến kéo dài tận ngày nay.

Là con trong một gia đình tị nạn, tuổi thơ của Moon Jae-in đã trải qua muôn vàn khó khăn như phần lớn những gia đình đồng cảnh ngộ khác. Cuộc sống nghèo đói khiến Moon thường xuyên phải tới nhà thờ để nhận những phần ngũ cốc hỗ trợ. Tuy nhiên, chính những năm tháng gian khổ đã tôi luyện cho Moon một ý chí kiên cường để đấu tranh chống lại sự bất công trong xã hội.

Những năm tháng thơ ấu, Moon cùng gia đình sống trong một căn nhà nhỏ tồi tàn ở Gyeongsangnam-do. Nửa thế kỷ sau, người ta vẫn có cơ hội chiêm ngưỡng công trình gắn bó với tuổi thơ vị Tổng thống ở gần thành phố cảng Busan. Sau khi ông Moon đắc cử, ngôi nhà thu hút rất đông người dân tới tham quan và để lại cho họ sự ngạc nhiên và ngưỡng mộ to lớn với người đang chèo lái nền kinh tế khổng lồ của Hàn Quốc.

Trải qua thời niên thiếu, Moon vào đại học và nhận thức rõ hơn sự bất công trong xã hội. Những năm 1970, Moon bị bắt và kết án tù một năm vì tham gia biểu tình chống lại nền độc tài Park Chung-hee, cha của bà Park Geun-hye. Mang trong mình nhiệt huyết đấu tranh cho quyền con người, dân chủ và lao động dưới chế độ quân sự, Moon kiên định theo con đường mà ông chọn dù thời điểm đó, người ta mô tả việc làm của những người như ông chẳng khác gì lấy trứng chọi với đá. Dù vậy, Moon luôn tin vào sức mạnh của quả trứng.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in: Từ mái nhà xiêu vẹo cho người tị nạn tới Nhà Xanh danh giá, tuyên chiến với chaebol - Ảnh 3.

Moon Jae-in (ngoài cùng bên trái) đứng cạnh bà Kim Jung-sook, người sau này trở thành vợ của ông.

Dù có bằng luật và nhiều cơ hội kiếm tiền nhưng Moon lựa chọn bảo vệ quyền lợi cho những công nhân nghèo, những người vốn không có tiền để sống chứ đừng nói tới thuê luật sư. Tuy nhiên, chính quãng thời gian này giúp Moon gặp và kết thân với Roh Moo Hyun, người sau này trở thành Tổng thống Hàn Quốc vào năm 2003. Sau khi ông Roh trở thành Tổng thống, Moon góp mặt trong chính quyền với tư cách cố vấn.

Rời chính quyền của Tổng thống Roh năm 2008 nhưng ông Moon quyết định quay trở lại một năm sau đó khi ông Roh tự sát vì cáo buộc tham những. Năm 2012, ông Moon chạy đua vào Nhà Xanh nhưng bị bà Park Geun-hye đánh bại. Tuy nhiên, một loạt bê bối liên quan đến các tập đoàn tài phiệt khiến bà Park bị phế truất. Tháng 5/2017, ông Moon vượt qua mọi đối thủ để trở thành Tổng thống Hàn Quốc.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in: Từ mái nhà xiêu vẹo cho người tị nạn tới Nhà Xanh danh giá, tuyên chiến với chaebol - Ảnh 4.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in: Từ mái nhà xiêu vẹo cho người tị nạn tới Nhà Xanh danh giá, tuyên chiến với chaebol - Ảnh 5.

CNN mô tả ông Moon là một người dễ gần và khiêm tốn, trái ngược hoàn toàn so với người tiền nhiệm bị phế truất Park Geun-hye. Ông Moon từng nói rằng ông muốn trở thành nhà lãnh đạo "có thể uống rượu với người dân sau giờ làm việc". Ông Moon gây ấn tượng mạnh với CNN trong buổi phỏng vấn hồi tháng 9 với bộ vest và cà vạt tối màu, đôi mắt ấp áp và nụ cười thân thiện cùng thái độ niềm nở mà người dân Hàn Quốc vẫn thấy ở ông.

Khi được hỏi về hình mẫu tổng thống mà ông hướng tới, Moon đáp bằng một câu trả lời đơn giản nhưng tràn đầy tham vọng. "Tổng thống phải là người mang đến nền dân chủ thực sự. Tổng thống phải xây dựng được mối quan hệ hòa bình giữa hai miền Triều Tiên. Tổng thống đạt được nhiều hơn sự bình đẳng và công bằng trong nền kinh tế. Đó là cách tôi muốn được nhớ tới", ông Moon nói.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in: Từ mái nhà xiêu vẹo cho người tị nạn tới Nhà Xanh danh giá, tuyên chiến với chaebol - Ảnh 6.

Giành thắng lợi với 41% phiếu bầu trong cuộc bầu cử hồi tháng 5, ông Moon gây ấn tượng với cử tri trẻ tuổi bằng cam kết giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong xã hội cũng như thiếu cơ hội phát triển trong nền kinh tế. Tuy nhiên, những cử tri lớn tuổi tỏ ra không hài lòng bởi lập trường mềm dẻo hơn với Bình Nhưỡng mà ông Moon theo đuổi.

Tuy nhiên, nhiều người Hàn Quốc xem ông là người có khả năng hàn gắn những chia rẽ cay đắng trong xã hội, vốn đang vô cùng tồi tệ sau vụ bê bối khiến bà Park bị phế truất. Bản thân ông Moon cũng thể hiện sự thân thiện khi dành mọi lúc có thể để tiếp cận, trò chuyện hay bắt tay người dân bất chấp sự lo lắng về an ninh của các vệ sĩ. Thậm chí, chính ông còn đề nghị người dân chụp chung những tấm hình.

Chính quãng đời từng trải của ông Moon khiến chẳng ai nghi ngờ gì về sự chân thành bởi trước khi là ông chủ Nhà Xanh, ông Moon từng sống qua nhiều tầng lớp "thấp cổ bé họng" nhất ở Hàn Quốc, từ một đứa trẻ tị nạn tới học sinh nghèo, sinh viên đấu tranh cho tự do rồi luật sư nhân quyền trước khi trở thành chính trị gia.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in: Từ mái nhà xiêu vẹo cho người tị nạn tới Nhà Xanh danh giá, tuyên chiến với chaebol - Ảnh 7.

Ở Hàn Quốc, 10 tập đoàn lớn nhất, thường được biết đến với cái tên chaebol, sở hữu tới ¼ tài sản. Tuy nhiên, ông Moon không dành nhiều sự quan tâm tới nhóm này. Ông cam kết tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ để giúp ông đạt mục tiêu tạo ra 500.000 việc làm trong lĩnh vực tư nhân. Đây cũng chính xác là những gì mà các công ty vừa và nhỏ muốn nghe.

"Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ là điều mà ông Moon đã cam kết suốt cuộc đua vào Nhà Xanh. Trong khi các chính phủ cũ đã cố gắng nhưng thất bại, chúng tôi kỳ vọng chính phủ mới sẽ thành công vì ông Moon được coi là người gần gũi với người dân", Choi Sung-jin, lãnh đạo một doanh nghiệp có 189 công nhân, chia sẻ.

Ngay sau khi nhậm chức ngày 10/5, Tổng thống Moon đã tái khẳng định tạo thêm công ăn việc làm là nhiệm vụ số 1 của ông. Ông cũng công bố một số biện pháp nhằm thu hút nhiều người gia nhập thị trường lao động, bao gồm thành lập một ủy ban việc làm của tổng thống. Tuy nhiên, báo cáo ngày 11/5 cho biết tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong tháng Tư tăng lên 11,2%, so với 10,9% một năm trước đó. Các yếu tố dẫn đến sự gia tăng này bắt nguồn từ việc tái cơ cấu của những tập đoàn lớn, khiến sinh viên ra trường không thể tìm được việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp tổng thể cũng tăng từ 3,7% lên 4%.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in: Từ mái nhà xiêu vẹo cho người tị nạn tới Nhà Xanh danh giá, tuyên chiến với chaebol - Ảnh 8.

Với sự tăng trưởng kinh tế ì ạch trong nước, các tên tuổi lớn đang phải đẩy mạnh các hoạt động đầu tư sản xuất ở nước ngoài. Hyundai Motor là một trong số đó. Năm ngoái, sản lượng ô tô trong nước của hãng là 46%, giảm từ 60% trong năm 2010.

Ông Justin Jimenez, nhà kinh tế học của Bloomberg, nhấn mạnh: "Sự siết cổ mà các chaebol làm với nền kinh tế Hàn Quốc không cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Điều đó làm giảm khả năng thuê nhân công của các doanh nghiệp này, khiến thị trường việc làm mất đi nhiều cơ hội".

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in: Từ mái nhà xiêu vẹo cho người tị nạn tới Nhà Xanh danh giá, tuyên chiến với chaebol - Ảnh 9.

Hơn nữa, tâm lý chống chaebol đang phổ biến trong xã hội Hàn Quốc, nhất là sau vụ bê bối dẫn tới việc phế truất bà Park Geun-hye và bắt giữ Phó Chủ tịch Jay Y. Lee, người thừa kế tập đoàn Samsung. Trong một vụ việc khác, tập đoàn Lotte đang phải đối mặt với những cáo buộc hình sự liên quan tới việc biển thủ trong vụ ủy thác trị giá 248 triệu USD.

Ngay từ khi còn chạy đua vào Nhà Xanh, ông Moon kêu gọi chấm dứt "chiến lược tăng trưởng tập trung vào các chaebol" đồng thời coi đó là nguyên nhân của sự tăng trưởng thấp và thất nghiệp.

Trong khi đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ, được định nghĩa là các công ty có dưới 300 nhân công, trở thành trung tâm trong kế hoạch phục hồi nền kinh tế của Tổng thống Moon. Trong tháng 12 năm ngoái, Bộ Lao động Hàn Quốc cho biết các doanh nghiệp này sử dụng khoảng 14,3 triệu nhân công, tương đương 85% thị trường lao động trong nước.

Ngoài ra, ông Moon cũng cam kết hỗ trợ ngành năng lượng tái tạo và giảm dần sự phụ thuộc vào các nhà máy điện hạt nhân. Điều đó có thể là tin vui với S-Energy, công ty sản xuất pin năng lượng mặt trời với 167 nhân công tại 2 nhà máy ở Hàn Quốc. Sự cạnh tranh gay gắt ở 2 thị trường chính là Mỹ và Nhật Bản khiến doanh thu của S-Energy đang ngày một sụt giảm.

Park Sang-min, CEO của S-Energy, kỳ vọng ông Moon sẽ giảm thuế và đưa ra các ưu đãi khác nhằm giúp công ty cạnh tranh được với các đối thủ nước ngoài. "Nhiều chính sách tập trung vào các doanh nghiệp lớn. Chúng tôi yêu cầu chính phủ cho chúng tôi động lực và cơ hội để phát triển và cạnh tranh hơn với các công ty lớn".

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in: Từ mái nhà xiêu vẹo cho người tị nạn tới Nhà Xanh danh giá, tuyên chiến với chaebol - Ảnh 10.

Ngay sau khi nhậm chức, ông Moon thực thi chương trình kinh tế với mục tiêu là tăng thu nhập hộ gia đình, phúc lợi cho người lao động và các doanh nghiệp nhỏ. Theo đó, ông Moon lên kế hoạch tăng lương, xây dựng thêm nhà ở công cộng, tăng bảo hiểm thất nghiệp và khác khoản khác để mở rộng mạng lưới an sinh xã hội. Chi tiêu giáo dục cũng tăng lên, bao gồm nhiều tiền đầu tư cho các chương trình đào tạo nghề. Thậm chí, vị Tổng thống Hàn Quốc còn đề xuất khoản ngân sách kỷ lục cho năm 2018.

Để có tiền theo đuổi những mục tiêu đó, ông Moon dự định tăng thuế với những người giàu có trong xã hội.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in: Từ mái nhà xiêu vẹo cho người tị nạn tới Nhà Xanh danh giá, tuyên chiến với chaebol - Ảnh 11.

Sở dĩ, chính sách kinh tế của ông Moon gây được sự chú ý bởi nó đi ngược hoàn toàn với các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà các nước châu Âu đang thực hiện bất chấp Hàn Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như các nước giàu có khác, bao gồm chênh lệch giàu nghèo, tăng lương chậm hay dân số già đinh nhanh chóng.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in: Từ mái nhà xiêu vẹo cho người tị nạn tới Nhà Xanh danh giá, tuyên chiến với chaebol - Ảnh 12.

Tuy nhiên, nền kinh tế Hàn Quốc lại có những điểm mạnh mà các nước phương Tây không có được, chẳng hạn như nợ chính phủ ở mức 39% GDP, thấp hơn rất nhiều so với 107% của Mỹ. Trong khi đó, các khoản chi tiêu cho phúc lợi xã hội ở Hàn Quốc cũng thấp hơn nhiều so với các nước Tây Âu. Hàn Quốc cũng đứng gần cuối trong danh sách chi tiêu công của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Ngoài ra, ông Moon không phải một người mang chủ nghĩa cực đoan. Ông nỗ lực cân bằng giữa hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp, ủng hộ các hiệp định thương mại tự do cũng như nỗ lực bảo vệ Hiệp định Thương mại Mỹ - Hàn Quốc dù nó bị đe dọa khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền với khẩu hiệu "Nước Mỹ là trên hết".

Vị Tổng thống Hàn Quốc cũng tuyên bố sẽ khai tử các doanh nghiệp xác sống, tồn tại nhờ sự bảo trợ của nhà nước và các ngân hàng.

Dù chưa thể khẳng định Tổng thống Moon sẽ thành công nhưng những gì mà chính phủ chính phủ của ông đang làm thu hút sự chú ý của người dân Hàn Quốc cũng như các nhà kinh tế học toàn cầu, những người đang đi tìm câu trả lời cho tính hiệu quả của các chính sách thắt lưng buộc bụng mà nhiều quốc gia giàu có đang khổ sở duy trì.

Linh Anh
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ4/11/2017

Trí thức trẻ