Tổng quan lịch sử thanh toán qua di động

16/10/2017 13:30 PM | Công nghệ

Từ trước đến nay, con người vẫn luôn dựa vào một số loại hệ thống thanh toán nhất định để sở hữu những loại hàng hóa hay dịch vụ mà họ cần. Các hình thức thanh toán theo dạng trao đổi hàng hóa cũng được nâng cấp theo thời gian, từ sử dụng gia súc, ngũ cốc, các loại vỏ, kim tiền, da báo trắng, chuỗi hạt làm bằng vỏ sò, vàng, vàng miếng cho đến thẻ thanh toán tiêu dùng, thể tín dụng, USD và gần đây nhất chính là hệ thống thanh toán điện tử.

Năm 2015, Samsung chính thức ra mắt dịch vụ thanh toán điện tử Samsung Pay.

Nếu có một điểm chung giữa những hệ thống tưởng chừng như không hề có sự liên quan nêu trên thì đó chắc chắn phải là con người luôn hướng đến hình thức thanh toán hợp lý và tiện lợi hơn. Và đến đầu thế kỷ 20, sự ra đời của thẻ thanh toán tiêu dùng (Charge Card) thì giấc mơ về một hệ thống thanh toán nhanh gọn mới bước đầu được hiện thực hoá. Đến năm 1887, thẻ thanh toán được nhắc đến lần đầu tiên trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Looking Backward’ của Edward Bellamy.

Mãi đến năm 1921, loại thẻ này mới chính thức xuất hiện và được các khách hàng của Western Union (một dịch vụ chuyển tiền nhanh quốc tế) sử dụng. Sau đó, các cửa hàng bách khóa, các trạm cung cấp dịch vụ và rất nhiều khách sạn cũng đã bắt đầu cung cấp cho khách hàng hình thức thanh toán qua thẻ mà không cần phải ra ngân hàng như trước nữa.

Năm 1950, thẻ Diners Club ra đời, kéo theo kỷ nguyên của ngành công nghiệp thẻ tín dụng. Năm 1958, BankAmericard - chiếc thẻ tín dụng đầu tiên được phát hành. Đến năm 1997, thẻ tín dụng phát triển thành thẻ Visa. Sau đó, sự tiến bộ chóng mặt của công nghệ đã cho ra đời rất nhiều hệ thống thanh toán hiện đại khác gồm: hệ thống videotext (thập niên 70/80), dịch vụ ngân hàng online và bill pay (1994) và thanh toán qua mạng di động (1997).

Thẻ Diners Club đã mở ra kỷ nguyên của thẻ tín dụng ngày nay.
Thẻ Diners Club đã mở ra kỷ nguyên của thẻ tín dụng ngày nay.

Và đến thế kỷ 21, thanh toán điện tử đã thực sự bùng nổ với những dấu mốc quan trọng cùng rất nhiều dự đoán khả thi trong tương lai gần.

Năm 1983, David Chum - một chuyên gia mật mã người Mỹ, đã bắt đầu nghiên cứu tiền ảo bằng cách chế tạo ra “công thức mù quáng” - công thức mở rộng của thuật toán RSA vẫn được ứng dụng rộng rãi trong việc mã hóa web ngày nay. Đây chính là tiền đề của tiền ảo (Cryptocurrency). Và rồi năm 1994, lần thanh toán online đầu tiên đã diễn ra khi một khách hàng đặt một chiếc pizza pepperoni nấm tại Pizza Hut. Tuy nhiên, thông tin này hiện vẫn đang gây tranh cãi.

Đến năm 1998, PayPal được thành lập và năm 1999, nhờ Ericsson và Telnor Mobil, người dùng đã có thể sử dụng smartphone để mua vé xem phim. Thống kê cho thấy, vào năm 2005, 95 triệu người dùng di động trên toàn thế giới đã sử dụng tính năng mua bán thông qua thiết bị của họ.

Năm 2007, hệ điều hành Android chính thức ra mắt. Đến năm 2008, Bitcoin ra đời và đến năm 2011, Google Wallet được phát hành. Sau đó là cột mốc của kỷ nguyên thanh toán điện thoại và năm 2015, Samsung Pay đến với người tiêu dùng.

Năm 2020, sẽ có khoảng 90% người dùng smartphone sẽ sử dụng thanh toán di động. Các chuyên gia cũng dự đoán vào năm 2017 này, doanh thu của thanh toán di động sẽ đạt 60 tỷ USD.

Ông lớn công nghệ Samsung và nỗ lực thay đổi cách người dùng thanh toán

Nếu nói về tính năng “chi trả” này thì Apple, Android và Samsung đều nằm trong nhóm những người tiên phong, đặc biệt là Samsung. Với ưu thế sở hữu nền tảng công nghệ ưu việt cùng lượng người sử dụng điện thoại cực kỳ cao (thị phần smartphone của Samsung luôn dẫn đầu thế giới, theo số liệu của Statista).

Tháng 8 năm 2015, Samsung đã chính thức triển khai Samsung Pay - một trong những dịch vụ thanh toán di động mới nhất trên thế giới. Dù ra mắt muộn hơn các đối thủ khác như Apple Pay hay Android Pay của Google nhưng Samsung Pay đã thể hiện khả năng ấn tượng của mình khi xử lý hơn 100 triệu giao dịch tính đến năm 2016 - tức chỉ 1 năm sau khi đi vào hoạt động,

Samsung Pay là dịch vụ thanh toán di động đầy tiềm năng.
Samsung Pay là dịch vụ thanh toán di động đầy tiềm năng.

Với rất nhiều ưu điểm, không có gì lạ khi Samsung Pay nhanh chóng đạt được những thành công bước đầu như vậy. Những ưu điểm này bao gồm thao tác thực hiện rất dễ dàng, nhanh chóng; tương thích với nhiều loại máy thanh toán khác nhau; sử dụng công nghệ bảo mật Tokenisation giúp mã hóa toàn bộ thông tin của người dùng; và là một chiếc ví ảo vô cùng hữu ích.

Khác với đối thủ đi trước khi chỉ hỗ trợ các máy thanh toán loại mới trang bị NFC, Samsung Pay còn hỗ trợ cả công nghệ MST. Điều này có nghĩa đa số nhà bán lẻ cũng như các đơn vị chấp nhận thanh toán di động qua Samsung Pay, có thể sử dụng các loại máy quẹt thẻ hiện tại của họ, mà không phải chi thêm một số tiền không nhỏ để nâng cấp thiết bị của mình. Điều này đặc biệt quan trọng với thị trường bán lẻ tại châu Á, đặc biệt là Việt Nam, khi đại đa số máy quẹt thẻ trong khu vực này vẫn sử dụng công nghệ giao tiếp qua từ trường MST.

Và vào ngày 13/9 vừa qua, Công ty Điện tử Samsung Vina và Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã chính thức đưa Samsung Pay về với Việt Nam, hướng đến các chủ thẻ của các ngân hàng tại Việt Nam. Sau khi được khoảng 5000 người dùng thử nghiệm trong khoảng thời gian từ 13/9 đến hết ngày 28/9, dịch vụ này đã chính thức được sử dụng rộng rãi trên cả nước kể từ ngày 29/9.

Vẫn còn quá sớm để nói về thành công của Samsung Pay tại Việt Nam nhưng trước mắt, không thể phủ nhận rằng hình dịch vụ này cực kỳ phù hợp và hấp dẫn với quốc gia đang phát triển như Việt Nam. NAPAS cũng cho biết đây là một thị trường tiềm năng với số lượng thẻ thành toán điện tử tăng đột biến trong vòng 2 năm trở lại đây. Tỉ lệ người dùng trẻ chiếm phần lớn cùng với cơ sở hạ tầng phát triển là lý do họ quyết định mang Samsung Pay về Việt Nam.

A.D

Cùng chuyên mục
XEM