Tối nay thế giới sẽ có rất nhiều sự kiện đặc biệt

29/07/2016 17:28 PM | Kinh tế vĩ mô

NHTW Nhật Bản sẽ chọn chính sách tiền trực thăng? Các ngân hàng ở châu Âu khốn đốn thế nào sau sự kiện Brexit? Hay Mỹ tăng trưởng thần tốc như thế nào? Tất cả những câu hỏi ấy đều sẽ được giải đáp trong ngày hôm nay.

Nhà đầu tư Mỹ đang rất mong mỏi đến ngày 29/7 (tối ngày hôm nay và sáng ngày mai theo giờ Việt Nam), bởi đó sẽ là lúc sức mạnh của người tiêu dùng Mỹ được khẳng định và Mỹ sẽ có thể tiến thêm một bước nữa để đến gần với thắt chặt chính sách tiền tệ.

“29/7 có thể sẽ là phiên giao dịch dài nhất trong quý III” Marc Chandler, trưởng nhóm giao dịch tiền tệ tại Brown Brothers Harriman & Co nhận định.

Đầu tiên, nhà đầu tư sẽ đổ dồn con mắt vào Nhật Bản và châu Âu. Nhà đầu tư sẽ có rất nhiều "món ăn" với phiên họp tại NHTW Nhật Bản, kết quả bài kiểm tra tâm lý của các ngân hàng châu Âu cũng như các số liệu về tốc độ tăng trưởng mới tại khu vực đồng EUR và Bắc Mỹ dự kiến đều sẽ được đưa ra vào trong ngày hôm nay và sáng sớm mai theo giờ Việt Nam.

Trong một báo cáo đưa ra ngày hôm qua, nhóm phân tích tại HSBC đặt kỳ vọng cao cho cuộc họp của NHTW Nhật Bản. Theo đó, nhóm này nhìn thấy 3 viễn cảnh có thể xảy ra: thứ nhất là một kết quả thất vọng (khiến đồng yên giảm mạnh so với đồng USD trong ngắn hạn); thứ hai, NHTW Nhật Bản sẽ tăng cường biện pháp kích thích tiền tệ (đồng yên mạnh lên trong ngắn hạn); Thứ ba là chính sách tiền trực thăng .

Trong báo cáo phân tích của HSBC có đoạn: “Đối với viễn cảnh thứ nhất, chúng ta nên kỳ vọng những ảnh hưởng trung hạn đến tỷ giá USD/JPY sẽ được kiềm chế dù phản ứng trong ngắn hạn có thể sẽ khác. Chỉ có duy nhất viễn cảnh tiền tệ trực thăng – một biện pháp bổ sung tiền mặt cố định vào khối lượng tiền cơ sở sẽ làm giá đồng yên giảm trong trung hạn".

“Chúng tôi vẫn mong NHTW Nhật Bản cắt giảm lãi suất đồng thời giãn khoảng cách giữa các đợt mua tài sản xuống mức vừa phải”. Societe General cho biết. “Thị trường sẽ thất vọng nếu NHTW Nhật Bản rút lại hỏa lực chính sách tiền tệ”.

Brunello Rosa, chuyên gia phân tích tại Roubini Global Economics dự đoán NHTW Nhật Bản sẽ cắt giảm lãi suất tiền gửi 10 điểm cơ bản xuống còn âm 20 điểm cơ bản, kết hợp với mua bán tài sản và các chính sách giải tỏa áp lực cho các ngân hàng đang phải vật lộn với tỷ lệ lãi cận biên thấp. Rosa cho biết: “Theo quan điểm của chúng tôi, nếu NHTW Nhật Bản tăng cường mua tài sản ở thời điểm này thì sẽ chỉ có những tài sản rủi ro (phần lớn là các quỹ ETF), cùng với hoạt động mua trái phiếu chính phủ sẽ làm tăng rủi ro suy thoái sau khi tuyên bố gói kích thích tài khóa 28.000 tỷ yên gần đây.

Bên cạnh tin tức từ NHTW Nhật Bản, cơ quan quản lý ngân hàng châu Âu cũng sẽ tuyên bố kết quả chương trình kiểm tra độ ổn định vào tối thứ 6 lúc 9 giờ tối (theo giờ London). Đây là thông tin mà nhà đầu tư mong chờ nhất kể từ sau khi sự kiện Brexit và khủng hoảng xém gọi tên các ngân hàng ở Ý. Kết quả này sẽ làm sáng tỏ tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng Ý.

Đặc biệt, kết quả lạm phát thường niên tại khu vực đồng EUR tháng 6 dự kiến sẽ chạm tới vùng an toàn lần đầu tiên kể từ tháng 1 và tốc độ tăng trưởng GDP quý II của khu vực đồng euro cũng sẽ được thông báo. Giới học giả kỳ vọng tốc độ tăng GDP quý II sẽ cao hơn 0,3% so với quý trước. Tốc độ tăng GDP 3 tháng đầu năm của khu vực này là 0,6%.

Người tiêu dùng Mỹ đã sẵn sàng đón nhận thông tin về tốc độ tăng trưởng GDP mạnh nhất trong cả thập kỷ qua, tuy nhiên số liệu đưa ra hôm thứ 4 đã khiến người dân có thêm lý do để giảm kỳ vọng về điều này.

Sau khi Cục điều tra dân số Mỹ đưa ra báo cáo kinh tế, Fed Atlanta dự đoán tốc độ tăng trưởng quý II sẽ giảm 0,5% xuống 1,8%. Cục dân số ước tính tốc độ tăng trưởng quý hàng năm là 2,6%.

Trong khi đó, người hàng xóm phía Bắc của nước Mỹ cũng dự kiến công bố báo cáo tốc độ tăng trưởng GDP tháng 5 mà trước đó giới phân tích đã nhận định Canada sẽ phải đối mặt với một cú giảm 0,5% bởi tháng 5 là thời điểm khu vực sản xuất dầu cát tại vùng Alberta, Canada phải ngừng sản xuất do thảm họa cháy rừng.

Theo Anh Sa

Cùng chuyên mục
XEM