Tòa tuyên Phạm Công Danh 30 năm tù, Phan Thành Mai 22 năm tù

09/09/2016 18:41 PM | Nhân vật

Nhóm bị can bị truy tố về "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" theo quy định.

  • Phạm Công Danh 30 năm tù
    18:0309/09/2016

    Phạm Công Danh, (SN 1965, trú tại phường 15, Quận 11, TP Hồ Chí Minh), nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh: Bị bắt tạm giam từ 29/7/2014. 18 năm tù về Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và 20 năm tù Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng cộng 30 năm.

    Phan Thành Mai, (SN 1971, trú tại phường Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội), nguyên Tổng giám đốc VNCB, bị bắt tạm giam từ 29/7/2014. 11 năm tù về Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và 11 năm tù về Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng cộng 22 năm tù.

    Mai Hữu Khương (SN 1983, trú tại phường 13, quận Bình Thạnh, TP HCM), nguyên thành viên HĐQT, nguyên Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn: Bị bắt tạm giam từ 29/7/2014. 10 năm tù vì Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng 10 năm tù về Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng 20 năm tù.

    Hoàng Đình Quyết, nguyên Phó giám đốc phụ trách VNCB Chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB Chi nhánh Lam Giang; : Bị bắt tạm giam từ 29/7/2014. 9 năm tù về Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và 10 năm tù Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng 19 năm tù.

    Nguyễn Quốc Viễn, (trú tại phường 7, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh), trưởng Ban kiểm soát VNCB; : Bị bắt tạm giam từ 4/12/2014. 4 năm tù về Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và 5 năm tù về Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng hình phạt 9 năm tù.

    Phan Minh Tùng (trú tại phường 12, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh), cán bộ phụ trách Tổ tài chính Tập đoàn Thiên Thanh). 3 năm tù vì Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và 4 năm tù Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.Tổng hình phạt là 7 năm tù.

    Bạch Quốc Hào (trú tại phường 25, quận Bình Thạnh, TP. HCM), nguyên Phó giám đốc Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản của VNCB: Bị bắt tạm giam từ ... 3 năm tù vì Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và 4 năm tù Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng hình phạt 7 năm tù.

    Các bị can bị truy tố về về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", theo quy định tại khoản 3 Điều 165 Bộ luật Hình sự gồm:

    Phạm Việt Thép (Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ và TM JSC An Phát). 3 năm tù vì Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

    Trần Văn Bình (Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Trung Dung): 4 năm tùvì Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

    Nguyễn Thị Kim Vân (Tổng giám đốc TNHH MTV TM&DV Hương Việt): 3 năm tù vì Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. Giao cho địa phương quản lý.

    Lê Công Thảo (Giám đốc Trung tâm CNTT ngân hàng VNCB): 3 năm tù Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng nhưng cho hưởng án treo. Thử thách 5 năm từ ngày tuyên án. Giao địa phương quản lý.

    Các bị can bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng " theo quy định tại khoản 3 Điều 179 Bộ luật Hình sự gồm:

    Nguyễn Quốc Thịnh (Giám đốc Công ty TNHH MTV TMDVXD Thịnh Quốc): 3 năm tù Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

    Bùi Thị Hà Thu (Giám đốc Cty TNHH MTV TMDV Đại Hoàng Phương): 3 năm tù Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

    Nguyễn Văn Cường (Giám đốc Cty TNHH MTV TMDV Cường Tín): 3 năm tù vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

    Trần Thanh Tùng (Giám đốc Cty TNHH MTV TMDV Thanh Quang): 3 năm tù vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

    Nguyễn An Vinh (Giám đốc Cty TNHH MTV TMDV Nhất Nhất Vinh): 3 năm vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cho hưởng án treo, thử thách 5 năm, giao địa phương quản lý.

    Cao Phước Nhàn (Giám đốc Cty TNHH MTV TMDVXD Phước Đại): 4 năm tù vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

    Vưu Thị Diệu (Giám đốc Cty TNHH MTV TMDV Toàn Tâm): 3 năm tù vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chohưởng án treo, giao địa phương giám sát quản lý, thử thách 5 năm.

    Nguyễn Minh Quân (Giám đốc Cty TNHH MTV TMDVXD An Phát): 4 năm tù vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

    Hồ Thị Đi (Giám đốc Cty TNHH MTV TMDV Huơng Việt): 3 năm tù vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cho hưởng án treo, thử thách 5 năm, giao địa phương quản lý

    Nguyễn Tấn Thành (Giám đốc Cty TNHH MTV TMDVXD Thành Trí): 3 năm tù vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cho hưởng án treo, thử thách 5 năm, giao địa phương quản lý

    Nguyễn Chí Bình (Giám đốc công ty CP Đầu tư xây dựng và du lịch IDICO): 3 năm tù vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cho hưởng án treo, thử thách 5 năm, giao địa phương quản lý

    Nguyễn Hữu Duyên (Giám đốc Cty TNHH MTV TMDVXD Quang Đại): 3 năm tù vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

    Phan Tuấn Anh (Quyền trưởng phòng tín dụng VNCB Hội sở chính): 6 năm tù vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

    Lê Khắc Thái (nguyên Phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn): 4 năm tù vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

    Lâm Kim Thu (nguyên Kế toán trưởng VNCB chi nhánh Sài Gòn): 4 năm tùvì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

    Doãn Quốc Long (nguyên cán bộ tín dụng VNCB chi nhánh Sài Gòn): 4 năm tù vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

    Huỳnh Nguyên Sang (nguyên phó phòng phụ trách kinh doanh VNCB Lam Giang): 5 năm tù vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

    Võ Ngọc Nguyễn Bình (nguyên phó phòng phụ trách kinh doanh VNCB chi nhánh Sài Gòn): 5 năm tù vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

    Lý Minh (nguyên trưởng phòng phụ trách kinh doanh VNCB chi nhánh Sài Gòn): 3 năm tù vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cho hưởng án treo, thử thách 5 năm, giao địa phương quản lý

    Nguyễn Tiến Hùng (nguyên cán bộ tín dụng VNCB chi nhánh Sài Gòn): 5 năm tù vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

    Hoàng Việt Thắng (nguyên Phó giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang): 5 năm tù vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

    Nguyễn Quốc Sơn (nguyên cán bộ tín dụng VNCB Lam Giang): 4 năm tù vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

    Bùi Thanh Nguyên (nguyên cán bộ tín dụng VNCB Lam Giang): 3 năm vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

    Đặng Đình Tuấn (nguyên phó phòng phụ trách Công ty VNBC AMC): 5 năm tù vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

    Thái Minh Thanh (định giá viên Công ty VNBC AMC): 4 năm tù vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

  • Khởi tố vụ án liên quan cựu chủ tịch Đại Tín ông Hoàng Văn Toàn
    17:4409/09/2016

    -Hoàng Văn Toàn là chủ tịch Đại Tín trong giai đoạn điều hành ngân hàng gây ra nhiều thất thoát do cho nhóm Phú Mỹ của bà Hứa Thị Phấn vay vốn. Vì thế, Hội đồng xét xử quyết định khởi tố vụ án.

    -Ông Hoàng Văn Toàn và nhóm tín dụng đã cho các công ty Đại Hoàng Phương và Thịnh Quốc vay vốn trái quy định có dấu hiệu vi phạm Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, vì thế Hội đồng xét xử quyết định khởi tố vụ án.

    -Kiến nghị tiếp tục điều tra làm rõ hành vi của Nguyễn Việt Hà và quỹ Lộc Việt trong hành vi nhận ủy thác đầu tư trái phiếu. Hội đồng xét xử xét thấy có cơ sở cho thấy ông Hà và những người liên quan có cơ sở để biết việc đầu tư trái phiếu để rút tiền nhưng vẫn nhận ủy thác. Đề nghị cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ.

    -Việc bị cáo Danh và bị cáo Mai chưa đủ điều kiện để lãnh đạo ngân hàng nhưng vẫn được bổ nhiệm, Hội đồng xét xử kiến nghị cơ quan điều tra làm rõ trách nhiệm những người liên quan tại cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước trong việc này.

    -Bị cáo Danh cho rằng đã chuyển cho Hà Văn Thắm 500 tỷ để mua ngân hàng VNCB, Hội đồng xét xử kiến nghị cơ quan điều tra làm rõ trách nhiệm của Hà Văn Thắm.

    -Hội đồng xét xử đề nghị cơ quan điều tra làm rõ trách nhiệm của Lưu Trung Kiên, Trần Hiệp điều tra làm rõ trách nhiệm của 2 người này.

    -Hội đồng xét xử nhận thấy ông Lê Anh Tuấn là chủ tịch IDICO cũng là người ký các giấy ủy quyền ký giấy vay vốn gây sai phạm, có dấu hiệu đồng phạm với Phạm Công Danh. Đề nghị cơ quan điều tra làm rõ.

  • Giải tỏa kê biên 124 sổ tiết kiệm, giao cho NH Xây dựng giải quyết hợp đồng tín dụng với nhóm bà Bích
    17:4309/09/2016

    -Quyền sử dụng đất tại Bà Rịa Vũng Tàu là tài sản của Thiên thanh Long Hải, là công ty con của Tập đoàn Thiên Thanh. Tuy nhiên, bà Bích cho rằng đây là tài sản bà Trang dùng để thế chấp vay vốn giữa bà Trang và bà Bích. Toàn bộ giấy tờ này bà Bích đang nắm giữ nhưng không đăng ký giao dịch đảm bảo, chỉ có công chứng. Đây là giao dịch dân sự, không thuộc phạm vi vụ án này nhưng để đảm bảo công bằng, Hội đồng xét xử nhận thấy cần tiếp tục duy trì kê biên cho đến khi tranh chấp liên quan được xử lý.

    -Về các sổ tiết kiệm bị kê biên, Hội đồng xét xử cho rằng cần giải tỏa kê biên 124 sổ tiết kiệm trên, chuyển về cho ngân hàng CB giải quyết theo hợp đồng tín dụng với nhóm ông Thanh, bà Bích.

    -Các tài khoản của bị cáo Danh, bị cáo Khương, bị cáo Quyết bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

    -Những tài sản khác thu hồi được tại ngân hàng như điện thoại, máy tính…được trả lại cho ngân hàng. Những tài sản cá nhân khác của các bị cáo sẽ được giải tỏa kê biên trả về cho các bị cáo nhưng tạm giữ để đảm bảo thi hành án.

    -Số tiền 52,5 triệu đồng bị cáo Vân nhận lương làm giám đốc và đã đưa cho cơ quan điều tra xin tự nguyện nộp lại tiền góp phần khắc phục hậu quả. Hội đồng xét xử xét thấy khoản tiền này thu hồi là hợp lý nên thu hồi góp phần thi hành án.

  • Cần tiếp tục kê biên nhiều tài sản để khắc phục hậu quả vụ án
    17:2109/09/2016

    Về các quyền sử dụng đất ở Chi Lăng, về bản chất là tài sản của ông Danh, nhờ người khác đứng tên. Cần tiếp tục kê biên để khắc phục hậu quả vụ án theo trách nhiệm của Tập đoàn Thiên Thanh.

    Đối với các quyền sử dụng đất ở Đà Nẵng đang được thế chấp vay vốn tại VNCB, cần giải tỏa kê biên để ngân hàng CB thực hiện theo hợp đồng tín dụng. Phần còn lại sau khi xử lý hợp đồng tín dụng sẽ dùng để khắc phục hậu quả vụ án.

    Các tài sản đang được đăng ký giao dịch đảm bảo để vay vốn tại Sacombank đang bị kê biên, đây là các tài sản của ông Danh, bà Chi, Tập đoàn Thiên Thanh nhưng đây là những tài sản được đăng ký giao dịch đảm bảo đầy đủ. Giải tỏa kê biên để ngân hàng thực hiện theo hợp đồng tín dụng.

    Các tài sản đang được đăng ký giao dịch đảm bảo để vay vốn tại Agribank Tân Phú đang bị kê biên, tương tự trường hợp Sacombank, cần giải tỏa kê biên để ngân hàng thực hiện theo hợp đồng tín dụng. Tài sản dư ra nếu có sẽ chuyển cơ quan thi hành án khắc phục hậu quả vụ án.

    Với các tài sản mà các Luật sư cho rằng là tiền bà Chi vay mượn mẹ ruột, Hội đồng xét xử xác định đây là tài sản chung của bà Chi và ông Danh, không có cơ sở xác định việc vay mượn. Cần tiếp tục kê biên để khắc phục hậu quả vụ án. Nếu có tranh chấp khác thì giải quyết tại một vụ án dân sự khác, không thuộc phạm vi vụ án này.

  • Thu hồi 5.190 tỷ đồng ông Danh đã chuyển cho ông Trần Quý Thanh
    17:1009/09/2016

    Về trách nhiệm dân sự, sau khi tiền đi ra khỏi An Phát đã chuyển vào tài khoản Phạm Công Danh, Phan Minh Tùng, Mai Hữu Khương và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, không xác định được chuyển cho ai, mục đích gì. Nhận thấy An Phát là công ty An Phát do Phạm Công Danh thành lập và bị cáo Danh cũng đã thừa nhận hành vi này. Yêu cầu bị cáo Danh chuyển trả tiền cho VNCB.

    Tương tự với công ty Trung Dung. Yêu cầu bị cáo Danh, Tập đoàn Thiên Thanh chuyển số tiền còn lại bồi thường 181 tỷ đồng cho VNCB. Để tránh thất thoát thì những tài sản của Trung Dung cũng được đưa ra để khắc phục hậu quả trong khoản thất thoát này.

    Tương tự với Hương Việt. Yêu cầu bị cáo Danh, Tập đoàn Thiên Thanh có trách nhiệm liên đới bồi hoàn cho ngân hàng CB 400 tỷ đồng. Tài sản của Hương Việt nếu có cũng sẽ được sử dụng để khắc phục hậu quả.

    Đối với hành vi liên quan Lộc Việt. Việc bị cáo Danh chuyển cho bà Phấn là thỏa thuận 2 bên. Bà Phấn cho biết không nhận được số tiền nào trong khoản 851 tỷ đồng. Hội đồng xét xử xác định hợp đồng giữa ông Danh và bà Phấn là không có hiệu lực. Vụ án này đã được tách ra trong một vụ án khác.

    Về mối quan hệ giữa ông Danh và nhóm bà Bích: Hội đồng xét xử xác định các khoản vay cầm cố sổ là hợp lệ còn khoản tiền bị rút ra là không hợp lệ do không có chữ ký của chủ tài khoản. Ngân hàng phải có nghĩa vụ trả tiền cho bà Bích.

    Hội đồng xét xử cho rằng có đủ cơ sở xác định có mối quan hệ vay mượn giữa ông Danh và nhóm ông Thanh. Riêng các khoản tiền chuyển không có chữ ký thì là hành vi trái pháp luật. Do đó, bản chất khoản tiền bị cáo Danh chuyển cho ông Thanh là tiến trái pháp luật và vì thế khoản tiền ông Thanh dùng chuyển sang các tài khoản của các cá nhân nhóm khác để tất toán nợ cũ là vật chứng của vụ án, cần thu hồi lại. Như vậy, ông Danh vẫn nợ nhóm ông Thanh, bà Bích số tiền 5.190 tỷ và đây là quan hệ vay mượn dân sự, được tách ra khỏi một vụ án khác.

    Về yêu cầu của các bị cáo liên quan đến việc thu hồi khoản tiền liên quan đến BIDV, đây là vụ án được tách riêng trong vụ án khác nên không có cơ sở xem xét trong vụ án này.

    Liên quan đến kiến nghị không thu hồi khoản tiền 500 tỷ và 134 tỷ chuyển cho nhóm bà Phấn thì Hội đồng xét xử cho rằng đây là khoản tiền là vật chứng của vụ án.

    Hai công ty Thịnh Quốc và Đại Hoàng Phương đều là ông Danh lập và sử dụng nên bị cáo Danh phải có nghĩa vụ trả gốc và lãi cho ngân hàng CB.

    Tại phiên tòa, Hoàng Đình Quyết đề nghị thu hồi khoản tiền 119 tỷ chuyển cho Nguyễn Tấn Lộc do đây là khoản liên quan đến vụ án. Hội đồng xét xử xét thấy trong khoản tiền này có một phần là vật chứng của vụ án nên chỉ có hơn 72 tỷ là vật chứng. Yêu cầu bà Trần Ngọc Bích trả khoản tiền trên khi cơ quan thi hành án yêu cầu.

    Về khoản tiền công ty Thành Trí vay, yêu cầu ông Danh và Tập đoàn Thiên Thanh trả phần gốc và lãi còn lại. Tổng bồi hoàn là hơn 207 tỷ đồng.

    Các công ty khác gồm Cường Tín, Thanh Quang, Nhất Nhất Vinh, Phước Đạt, Toàn Tâm, An Phát, Hương Việt đã vay VNCB. Đây là các công ty của ông Danh và Tập đoàn Thiên Thanh thành lập. Tiền vay do ông Danh sử dụng. Buộc ông Danh và Tập đoàn Thiên Thanh bồi hoàn toàn bộ số tiền các công ty trên đã vay cho ngân hàng CB. Tài sản của các công ty nêu trên nếu có cũng được dùng để đảm bảo thu hồi tiền.

    Công ty Thành Thành Công không có thất thoát nên không bị truy tố. Yêu cầu công ty Thành Thành Công trả lại tiền cho ngân hàng CB.

    Công ty IDICO cùng với ông Danh, Tập đoàn Thiên Thanh hoàn trả khoản tiền 220 tỷ đã vay của CB và lãi suất phát sinh.

    Chưa có bằng chứng chứng minh bà Chi đã góp vốn điều lệ sau lời khai của bà Chi. Hội đồng xét xử xác định rằng việc góp vốn chỉ là hình thức. Hội đồng xét xử yêu cầu xử lý tài sản Tập đoàn Thiên Thanh theo tỷ lệ 80:20, nếu không đủ sẽ thu hồi đến tài sản cá nhân.

  • Xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo đứng tên doanh nghiệp làm thuê cho Danh
    16:1009/09/2016

    Bị cáo Đặng Đình Tuấn đã định giá khu đất Chi Lăng giá cao hơn thực tế, giải quyết cho các công ty của Phạm Công Danh vay tiền. Việc làm này của bị cáo Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng nhưng xét nhân thân và hoàn cảnh gia đình của bị cáo nên Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ cho bị cáo một phần hình phạt.

    Bị cáo Thái Minh Thanh là người làm thuê, không hưởng lợi…nên xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt.

    Các bị cáo là những người đứng tên làm chủ doanh nghiệp cho bị cáo Danh. Các bị cáo đều thành khẩn khai báo và đều là những người làm công ăn lương. Qua các lời khai cho thấy các bị cáo đều đã được mời làm chủ doanh nghiệp từ lâu và các bị cáo nhận thức được làm cho ai và phải ký.

    Vì thế, các bị cáo Vưu Thị Diệu, Nguyễn Minh Quân, Nguyễn An Vinh, Bùi Thị Hà Thu, Nguyễn Văn Cường, Cao Phước Nhàn, Nguyễn Quốc Thịnh, Hồ Thị Đi, Nguyễn Tấn Thành, Trần Thanh Tùng, Nguyễn Chí bình, Nguyễn Hữu Duyên….đã ký bất chấp hậu quả xảy ra gây thiệt hại cho VNCB, đến nay chưa có cơ sở thu hồi.

    Xét thấy các bị cáo không hưởng lợi trực tiếp, là nhân viên lao động của Tập đoàn Thiên Thanh, có thái độ ăn năn hối lỗi, nhiều bị cáo có nhân thân tốt.

    Riêng bị cáo Tấn Thành có nhân thân tốt và gia đình có đóng góp cho cách mạng nên không cách ly với xã hội.

    Bị cáo Bình cũng được xem xét giảm một phần hình phạt, cho bị cáo hưởng án treo. Các bị cáo Nhàn, Cường…cũng không cần cách ly với xã hội. Bị cáo Đi cho hưởng án treo để nuôi con nhỏ. Bị cáo Vinh, bị cáo Thu cũng cho hưởng án treo để nuôi con và bố mẹ già. Bị cáo Vưu Thị Diệu thì Hội đồng xét xử xem xét bối cảnh tin tưởng chồng và sai phạm, cho hưởng án treo.

  • Xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo nhóm tín dụng
    16:0909/09/2016

    Nguyễn Thị Kim Vân có cơ sở xem xét cho bị cáo được hưởng án treo để nuôi con nhỏ.

    Bị cáo Phạm Việt Thép biết rõ doanh nghiệp là do ông Phạm Công Danh lập, biết mình không đủ năng lực cung cấp dịch vụ CoreBanking nhưng vẫn thực hiện ký tá nhiều giấy tờ gây thiệt hại. Tuy nhiên, xét nhân thân của bị cáo tốt và đang phải nuôi mẹ già, con nhỏ nên xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

    Bị cáo Nguyễn Tiến Hùng: Trong bối cảnh tội phạm ngành ngân hàng ngày càng nhiều như hiện nay nhưng bị cáo Hùng vẫn xử lý trình nhiều hồ sơ vay với lượng tiền lớn. Cần áp dụng hình phạt cho bị cáo nặng hơn các bị cáo cùng tính chất phạm tội khác.

    Với các bị cáo nhóm tín dụng khác cũng sai phạm, gây hậu quả.

    Tuy nhiên, xác định các khoản vay có cơ sở để thu hồi một phần, xem xét các bị cáo không được hưởng lợi từ các khoản vay nên xem xét một phần lỗi cho các bị cáo

    Võ Ngọc Nguyên Bình, Lý Minh, Huỳnh Nguyên Sang…: Hội đồng xét xử xem xét các bị cáo đều không thẩm định thực tế nhưng cho vay, gây thiệt hại cho VNCB. Hành vi của các bị cáo giúp sức cho bị cáo Danh rút tiền của VNCB. Tuy nhiên, xét nhân thân của các bị cáo, không được hưởng lợi, trong tổng số tiền sai phạm mà các bị cáo gây ra có cơ sở thu hồi một phần nên xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho các bị cáo.

    Bị cáo Lê Khắc Thái, Lâm Kim Thu cũng có nhân thân tốt, không nắm rõ quy trình cho vay như các bị cáo khác nên xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt…

  • Xem xét giảm nhẹ cho bị cáo Phạm Công Danh một phần hình phạt
    15:4109/09/2016

    Hội đồng xét xử cũng cho biết những ý kiến bảo vệ cho các bị cáo cho rằng các bị cáo phạm tội độc lập là không có cơ sở xem xét vì việc xét duyệt cho vay là có hệ thống, số tiền lớn. Hiện tại, số tiền này cũng chưa có cơ sở thu hồi và dù có thu hồi được thì cũng không thể chấp thuận được ý kiến của các luật sư cho rằng thu hồi được thì không gây sai phạm. Đề nghị của các Luật sư cho rằng nên tách nhập vụ án, trả hồ sơ để điều tra bổ sung…đều không được chấp thuận vì các vấn đề liên quan truy tố đã được Hội đồng xét xử làm rõ tại phiên tòa.

    Đối với đề nghị của Luật sư Thơ về việc khởi tố bà Nguyễn Thị Thu Hương (Tập đoàn Thiên Thanh) vì đã ghi thêm trên giấy biên nhận tiền là không có cơ sở vì dù ghi thêm thì cũng không sai bản chất của chứng từ.

    Phan Thành Mai đề xuất phương án đầu tư mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh mục đích để tiền quay về Tập đoàn Thiên Thanh cho Danh sử dụng.

    Theo Hội đồng xét xử, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương …là những người góp sức lớn trong việc gây ra những sai phạm. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử xem xét các yếu tố về nhân thân, chưa từng phạm tội.

    Đối với Phạm Công Danh, Hội đồng xét xử nhận thấy bị cáo Danh tích cực phối hợp với Hội đồng xét xử trong việc tìm ra sự thật của vụ án trong suốt quá trình xét xử. Bị cáo Danh cũng là người có nhân thân tốt, gia đình có công, đưa toàn bộ tài sản ra khắc phục hậu quả, ăn năn hối lỗi…Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ cho bị cáo một phần hình phạt. Tuy nhiên, với vai trò là người cầm đầu nên phải nghiêm khắc trong việc đưa ra hình phạt.

    Với Hoàng Đình Quyết, bị cáo vi phạm nhiều quy định của Ngân hàng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, bị cáo là người có ích cho xã hội, là người lao động chính cho gia đình, nhận được nhiều bằng khen…Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

    Bị cáo Nguyễn Quốc Viễn chịu trách nhiệm kiểm soát nhưng hành vi của bị cáo giúp sức cho bị cáo Danh rút tiền. Không những thế, bị cáo còn thông đồng trong việc lập hồ sơ vay. Vì thế, Hội đồng xét xử phải dành cho bị cáo bản án nghiêm khắc.

    Bị cáo Hào, Tùng cũng bị xét xử dành cho bản án nghiêm khắc. Tuy nhiên, bị cáo Viễn, bị cáo Hào, Tùng đều là những người gia đình có công với cách mạng, không hưởng lợi từ hành vi mà chỉ làm công ăn lương….HĐXX xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo một phần hình phạt.

    Bị cáo Lê Công Thảo là giám đốc công nghệ thông tin nhưng không biết năng lực của An Phát vẫn ký giấy tạm ứng…Bị cáo bỏ mặc hậu quả xảy ra nhưng vẫn ký. Tuy nhiên, xem xét bối cảnh dẫn đến sai phạm cũng nhân thân tốt của bị cáo, Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Đề nghị của Luật sư xin cho bị cáo không bị cách ly khỏi xã hội là có cơ sở xem xét.

  • Không có cơ sở thu hồi 851 tỷ đồng từ nhóm bà Phấn
    14:2409/09/2016
    
	Các bị cáo tại tòa ngày 9/9

    Các bị cáo tại tòa ngày 9/9

    Chiều 9/9, Hội đồng xét xử tiếp tục kết luận liên quan đến các hành vi sai trái của các bị cáo cùng những bào chữa, đề nghị của bị cáo, luật sư.

    Về việc thuê các trụ sở: Theo Hội đồng xét xử, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có ý kiến không đồng ý việc thuê trụ sở nhưng các bị cáo vẫn cố tình thực hiện việc thuê. Vì thế, không có cơ sở chấp thuận lời bào chữa của các bị cáo cho rằng đó không phải là hợp đồng khống.

    Hội đồng xét xử cũng giữ quan điểm những khoản chuyển tiền trên 5 tỷ đồng phải xin ý kiến tổ giám sát.

    Các bị cáo cho rằng cần thu hồi khoản tiền 851 tỷ từ nhóm Phú Mỹ để khắc phục hậu quả để giảm nhẹ tội là không có cơ sở vì từ khi hành vi xảy ra thì đã cấu thành tội. Ngoài ra, khoản tiền này cho đến nay chưa có cơ sở để thu hồi.

    Về Hành vi rút tiền từ tài khoản bà Bích(rút 2.100 tỷ, 300 tỷ, 3.090 tỷ..), thực hiện nghị quyết HĐQT liên quan khoản tiền của nhóm bà Bích…:Không có cơ sở cho rằng Phan Thành Mai không biết việc rút tiền không có chữ ký của nhóm Trần Ngọc Bích. Việc nợ chữ ký như các bị cáo khai tại tòa là diễn ra nhiều tháng, nhiều năm. Vì thế, không chấp nhận lời bào chữa của Luật sư, bị cáo về việc không biết 1 khoản tiền lớn bị chuyển khỏi tài khoản khách hàng lâu như vậy mà không biết gì trên cương vị người lãnh đạo.

    Qua thẩm tra hồ sơ vay tại chi nhánh Sài Gòn và Lam Giang, nhiều hồ sơ vay sai sót. 8 hồ sơ ở chi nhánh Sài Gòn và 4 hồ sơ tại Lam Giang. Ngoài 12 hồ sơ trên còn 2 hồ sơ của Nhà Quốc Cường và Nhà Hưng Thịnh của Quốc Cường Gia Lai.

    Về 4.700 tỷ đồng mà VNCB giải ngân cho các doanh nghiệp do ông Danh lập ra là sai pháp luật vì theo quy định.

    Về định giá, Hội đồng xét xử cho biết bản định giá của Định giá Đà Nẵng, Định giá miền Nam…thì các bị cáo ban đầu đều không đồng tình. Sau đó, Hội đồng xét xử có lập ban thẩm định giá Trung ương nhưng sau đó các Luật sư đề nghị rút lại việc thành lập này và chấp nhận bản định giá của công ty định giá Miền Nam.

    Dù biết các thửa đất định giá có tài sản của ông Danh nhưng các bị cáo vẫn tiến hành định giá với mức giá cao hơn mức bản định giá ban đầu. Hành vi này cho thấy các bị cáo cho rằng chỉ thiếu trách nhiệm là không có cơ sở.

    Ngoài các sai phạm trong thẩm định hồ sơ vay vốn thì các bị cáo có nhiều sai phạm. Hầu hết các công ty này đều không hoạt động, không có khả năng trả nợ….Nhiều tài sản đảm bảo để Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng đang thế chấp tại ngân hàng BIDV…Các công ty này khi vay ra cũng không sử dụng tiền theo mục đích vay vốn như trong hồ sơ. Vì thế, các bị cáo liên quan đến cho vay phải chịu trách nhiệm.

Cùng chuyên mục
XEM