Tiểu ra bể bơi là một trong những tác nhân tạo chất có hại gây đỏ mắt, sổ mũi, mất tiếng khi bơi lâu

21/07/2017 14:17 PM | Khoa học

Nếu bạn là một tay bơi cừ - hoặc rất hay đến bể bơi – có thể bạn cũng đã từng “tiểu” trong bể rồi. Trong các cuộc phỏng vấn, các vận động viên Olympic cũng nói rằng mình làm việc đó thường xuyên. Mặc dù nghe có vẻ mất vệ sinh nhưng rất nhiều người nói rằng nước tiểu vô trùng và không hề bẩn, ngoài ra chlorine lại là chất khử trùng nữa.

Nếu bạn là một tay bơi cừ - hoặc rất hay đến bể bơi – có thể bạn cũng đã từng “tiểu” trong bể rồi. Trong các cuộc phỏng vấn, các vận động viên Olympic cũng nói rằng mình làm việc đó thường xuyên. Mặc dù nghe có vẻ mất vệ sinh nhưng rất nhiều người nói rằng nước tiểu vô trùng và không hề bẩn, ngoài ra chlorine lại là chất khử trùng nữa.

Nhưng hóa ra nước tiểu không sạch như chúng ta tưởng. Và còn một vấn đề nữa: nước tiểu trộn với chlorine trong bể bơi có thể tạo ra các chất hóa học có hại, gây ra các vấn đề về hô hấp và thần kinh.

Nước tiểu chủ yếu là nước, nhưng nó chứa nhiều chất thải từ cơ thể, như axit uric và ure. Axit uric được tạo ra khi cơ thể bạn phá vỡ các phân tử được gọi là purine, còn ure được tạo ra từ việc phá vỡ các protein. Khi những phân tử chất thải này kết hợp với chlorine (để khử trùng) trong bể bơi, chúng phản ứng để tạo ra các sản phẩm phụ khử trùng, gọi tắt là DBP. Cụ thể, ure phản ứng để tạo ra một loại chất hóa học gọi là chloramine, trao đổi các nguyên tử hydro của nó để lấy các nguyên tử chlorine. Đặc biệt trichloramine phản ứng khá mạnh và có thể ăn mòn kim loại trong và xung quanh bể bơi. Bạn có thể nhận ra nó bằng khứu giác – mùi bể bơi đặc trưng được tạo ra bởi khí chloramine chứ không phải chlorine.

Nhiều người, chẳng hạn như nhân viên cứu hộ, cho biết họ bị đỏ mắt, sổ mũi hay mất tiếng sau khi tiếp xúc với bể bơi quá nhiều, và điều này chắc hẳn xuất phát từ trichloramine. Một số nhà nghiên cứu tin rằng chloramine cũng có thể gây ra các vấn đề về hô hấp ở các vận động viên bơi lội vì họ cũng hít vào lượng khí độc này nhiều hơn so với một người đến bể bơi thông thường.

Chúng ta đã biết về mối liên hệ giữa ure và trichloramine từ khá lâu, nhưng gần đây mới tìm ra mối liên hệ giữa axit uric và một phân tử gọi là cyanogen chloride. Khí cyanogen chloride không có mùi quen thuộc, nhưng nó có thể gây ra các vấn đề cho hệ hô hấp, hệ tim mạch và hệ thần kinh trung ương. Nó là một thành viên trong nhóm các chất hóa học rất độc được gọi chung là cyanide.

Những chất hóa học này can thiệp vào cách tế bào sử dụng oxy, vì thế các tế bào gặp khó khăn khi phải tạo ra năng lượng, và nếu nồng độ đủ cao, các vấn đề lớn sẽ xảy ra. Trong một nghiên cứu vào năm 2014, các nhà khoa học đã tạo ra nước tiểu tổng hợp và trộn với nhiều nồng độ chlorine khác nhau. Chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ, axit uric đã tạo ra một lượng cyanogen chloride nhất định tùy vào nồng độ chlorine họ sử dụng, nhưng trong khoảng từ 2 đến 8 mg/lít. Hiện chưa có con số chính thức về nồng độ chất lỏng cyanogen chloride có thể gây hại, nhưng chỉ cần tiếp xúc với từ 0,6 mg/m3 khí cyanogen chloride là đã nguy hiểm rồi. Vì thế, 2-8 mg/lít cyanogen chloride có vẻ khá nguy hiểm.

Nhưng ít có khả năng bạn sẽ tiếp xúc với nồng độ lớn đến vậy ở bể bơi, vì thử nghiệm này sử dụng nồng độ chlorine cao hơn so với bất kỳ nơi nào ngoài phòng thí nghiệm. Vì thế bạn không cần phải sợ hãi nếu thỉnh thoảng mới tham dự một bữa tiệc ở bể bơi.

Hàm lượng DBP có thể là vấn đề đáng lo ngại ở những bể bơi có diện tích lớn, nơi hàng trăm người “tiểu” vào nước. Đặc biệt là nếu nhiều người tiểu vào cùng một chỗ. Và các nhà khoa học đang cố gắng để khẳng định liệu tiếp xúc lâu dài với DBP có liên quan đến hiện tượng mắc bệnh hen khá cao ở các vận động viên bơi lội hay không.

Ít nhất là bây giờ, DBP có vẻ không phải là vấn đề nguy hiểm trong bể bơi, mặc dù chúng cũng không phải là vô hại. Vì thế khi ra khỏi bể bơi, hãy lau khô người và sử dụng nhà vệ sinh nếu cần. Như thế lá phổi trong cơ thể - và cả bạn bè của bạn – sẽ cảm ơn bạn đấy.

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM