Tiếp đà "cú hích" năm 2015, BĐS Việt Nam được dự báo vẫn nơi đầu tư tiềm năng trong năm nay

07/02/2017 15:58 PM | Kinh doanh

Việt Nam đang có sự tăng trưởng mạnh về nhu cầu không gian văn phòng, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, pháp luật, sản xuất, hàng tiêu dùng và ngành công nghệ, báo cáo của tập đoàn Anh JLL mới đây cho biết. Trong năm 2016, vốn FDI đổ vào mảng bất động sản đã đạt gàn 1,7 tỷ USD…

Báo cáo mới đây của Tập đoàn JLL có trụ sở tại Anh cho biết: Khu vực Đông Nam Á vẫn là một điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dịu xuống, các nền kinh tế trong khối ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 5%/năm so với tốc độ tăng trưởng của toàn cầu là 3,5%/năm.

Trong đó, Việt Nam là một thị trường đầu tư bất động sản đầy tiềm năng trong phân khúc văn phòng, nhà ở và bán lẻ.

- Về văn phòng: Công suất thuê của các tòa nhà văn phòng hạng A ở TPHCM đã vượt hơn 95% trong Q4/2016, trong khi công suất thuê tại phân khúc bán lẻ ở khu vực trung tâm đạt hơn 92% so với cùng kỳ.

- Phân khúc nhà ở, số lượng căn hộ mới được chào bán đã tăng 46% từ năm 2015 đến năm 2016.

- Thị trường bán lẻ: được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2017, thể hiện ở các kỳ vọng cải thiện và gia tăng lượng khách tham quan và doanh thu bán lẻ ở các dự án hiện tại, gia tăng xây dựng nhiều trung tâm thương mại mới, gia tăng thâm nhập của các thương hiệu quốc tế, và sự mở rộng hoạt động kinh doanh của các thương hiệu hiện hữu, cả trong nước và quốc tế, ở nhiều loại hình hàng hóa và dịch vụ.

Các kỳ vọng về tăng trưởng của thị trường bán lẻ đi đôi với các kỳ vọng về tăng trưởng ở thị trường nhà ở, các cải thiện về mặt cơ sở hạ tầng và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.

Tuy nhiên, thị trường bán lẻ trong năm tới cũng sẽ chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, và giữa hình thức bán lẻ truyền thông với kinh doanh trực tuyến.

“Lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam đã nhận được “cú hích” kể từ năm 2015, thúc đẩy một phần bởi những cải cách gần đây của chính phủ như các quy định tài chính mạnh hơn đối với các chủ đầu tư bất động sản và nới lỏng các chính sách về đầu tư nước ngoài ", ông Chris Fossick chia sẻ, Giám đốc điều hành, JLL Singapore và Đông Nam Á nói.

"Thị trường tiêu dùng tại Việt Nam mở rộng nhanh chóng và nền kinh tế chuyển hướng những hoạt động có giá trị cao hơn, lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng đáng kể, các dự án đã và đang đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong phân khúc văn phòng, bán lẻ và khách sạn. Đáng chú ý là sự tăng trưởng mạnh về nhu cầu không gian văn phòng, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, pháp luật, sản xuất, hàng tiêu dùng và ngành công nghệ."

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân tại Việt Nam ghi nhận mức kỷ lục với 15,8 tỷ USD trong năm 2016 , trong đó FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đạt gần 1,7 tỷ USD tính đến cuối năm 2016.

Bảo Bảo

Cùng chuyên mục
XEM