Tiền và quyền thuộc về người già Nhật Bản

06/06/2016 08:25 AM | Kinh tế vĩ mô

Hiện ở Nhật Bản có tới 62.000 người trên 100 tuổi. Tỷ lệ người trên 65 tuổi trong tổng dân số Nhật Bản cao hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác.

Người Nhật Bản vẫn nổi tiếng sống lâu. Cùng với tỷ lệ sinh suy giảm, tốc độ già hóa dân số của đất nước mặt trời mọc đã lên đến mức đáng báo động.

Với cơ cấu dân số như vậy, người già ngày càng nắm nhiều quyền hơn trong xã hội Nhật Bản xét cả về mặt chính trị và kinh tế.

Ngày 10/7 tới ở Nhật Bản sẽ diễn ra cuộc bầu cử Thượng viện và độ tuổi trung bình của các cử tri tham gia bầu cử lên tới 50 – 54 tuổi.

Phần lớn số tiền tiết kiệm của nước này nằm trong tay nhóm người từ 65 tuổi trở lên. Năm ngoái, một nhà làm luật đã chua xót nói rằng cắt trợ cấp dưỡng già của người già sẽ giống như “bắt họ tự sát”.

30% dân số Nhật Bản trên 65 tuổi
30% dân số Nhật Bản trên 65 tuổi

Hiện ở Nhật Bản có tới 62.000 người trên 100 tuổi. Tỷ lệ người trên 65 tuổi trong tổng dân số Nhật Bản cao hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác.

Các hộ gia đình Nhật Bản hiện đang nắm giữ 1.741 nghìn tỷ yên (tương đương 16.000 tỷ USD) tài sản, và 52% trong số này dưới dạng tiền tệ và tiền gửi. Tuy nhiên hầu hết thuộc về người già.

Người già Nhật nắm giữ gần như toàn bộ tiền tiết kiệm trong khi phải gánh rất ít nợ
Người già Nhật nắm giữ gần như toàn bộ tiền tiết kiệm trong khi phải gánh rất ít nợ

Người già Nhật Bản có rất nhiều tiền tiết kiệm và không có nợ. Tuy nhiên, vẫn có hơn 10% được xếp vào dạng nghèo. Sắp tới người già Nhật Bản sẽ bầu cho Thủ tướng Shinzo Abe và đảng LDP, nhưng họ không nghe theo lời kêu gọi hãy đẩy mạnh chi tiêu để hồi sinh nền kinh tế của ông. Người già có nhiều tài sản hơn người trẻ, nhưng với lãi suất ở mức gần 0 như hiện nay, họ không kiếm được nhiều tiền từ số tiền tiết kiệm ấy và do đó cũng chẳng muốn chi tiêu.

Theo Thu Hương

Cùng chuyên mục
XEM