Thương vụ khó khăn của doanh nhân Donald Trump trên cương vị Tổng thống: 268 tỷ USD với Nhật Bản

11/02/2017 10:19 AM | Xã hội

Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Shinizo Abe có thể sẽ chứng kiến màn tranh cãi giữa 2 vị nguyên thủ quốc gia về quan hệ kinh tế giữa 2 cường quốc vốn là đồng minh của nhau này

Cuộc gặp gỡ đang diễn ra giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinizo Abe có thể sẽ chứng kiến màn tranh cãi giữa 2 vị nguyên thủ quốc gia về quan hệ kinh tế giữa 2 cường quốc vốn là đồng minh này.

Tại sao lại vậy ? Lý do chính là bởi có vẻ như Trump đã nhận ra những khoản thâm hụt thương mại gần đây của Mỹ khi giao thương với Nhật Bản. Nếu nhìn vào những số liệu, Trung Quốc là nước xuất siêu lớn nhất đối với Mỹ thì đã rõ, còn thứ hai là ai ? Chính là đồng minh lâu năm Nhật Bản.


2 nền kinh tế hàng đầu thế giới

2 nền kinh tế hàng đầu thế giới

Năm ngoái, Nhật Bản đã thặng dư tới 69 tỷ USD khi giao thương với Mỹ. Nói một cách khác, Nhật Bản giờ đây chính là tác nhân mạnh thứ hai – sau Trung Quốc – làm hao mòn nước Mỹ.

Điều đó càng được củng cố từ quan điểm của Trump về thương mại quốc tế rằng đó là một trò chơi có tổng bằng 0, khi mà lợi ích nằm hết về kẻ xuất siêu, trong khi kẻ nhập siêu thì toàn chịu thiệt hại. Với lý lẽ này, nội các của Trump ắt đang hiểu rằng Tokyo là một kẻ đang "đánh bại" Washington.

Sắp tới, 2 vị nguyên thủ của 2 nước là ông Trump và Thủ tướng Shinzo Aben dự kiến sẽ có buổi gặp mặt để bàn thảo về mối quan hệ của 2 nước thời hậu Obama.

Theo dòng sự kiện này, các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (The Center for strategic and International Studues) nhận định rằng ông Abe có thể sẽ phải “nhẫn nhịn trong cuộc nói chuyện với Trump và nhấn mạnh cho vị Tân Tổng thống rằng việc giữ mối quan hệ tốt với Nhật Bản có thể mang lại cho nước Mỹ nhiều lợi ích đến như thế nào”.

Báo giới Nhật Bản còn gợi ý rằng vị Thủ tường Nhật hãy nên học theo những gì mà doanh nhân Masayoshi Son đã làm trong cuộc gặp gỡ Trump hồi tháng 11 – cuộc gặp gỡ đã hứa đầu tư và sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm cho nước Mỹ. Lúc đó, cuộc gặp gỡ này đã thực sự “làm vui lòng” (từ gốc báo chí nước ngoài sử dụng: curry favor) ông Trump.

Còn lại cả thế giới thì có lẽ đang nín thở chờ đến kết quả cuộc gặp gỡ này. Cần nhớ rằng tổng hợp của cả nền kinh tế thứ nhất và thứ ba thế giới là một giá trị lên tới 268 tỷ USD, chiếm tới gần 1/3 quy mô kinh tế thế giới. Vì thế, bất cứ dấu hiệu nào về sự "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" giữa 2 nền kinh tế đều có thể sẽ để lại hậu quả với kinh tế thế giới.

Trong sự chờ đợi đó, chúng ta hãy thử xem ông Abe và ông Trump sẽ có thể bàn thảo những điều gì liên quan đến kinh tế thế giới trong buổi gặp gỡ sắp tới.

Về các hiệp định thương mại

Abe là một người ủng hộ nhiệt thành đối với TPP bởi đây là một thỏa thuận có lợi cho các nước châu Á Thái Bình Dương, trong đó bao gồm Nhật Bản. Ông này thậm chí hy vọng rằng TPP sẽ giúp nền kinh tế Nhật Bản hồi phục mạnh mẽ trở lại.

Trong khi đó, Trump lại gọi TPP là một "thảm họa, được thực hiện nhằm gia tăng lợi ích với các quốc gia muốn “hiếp dâm” nước Mỹ”. Nói là làm, một trong những hành động đầu tiên của Trump khi trở thành Tổng thống là kéo nước Mỹ ra khỏi TPP. Đối với Trump, chỉ có những hiệp định thương mại giữa các nước riêng lẻ là có lợi mà thôi.

Đây chắc chắn sẽ là thứ được 2 vị nguyên thủ tranh luận mạnh mẽ trong cuộc gặp sắp tới.

Về thao túng tiền tệ

Trumo và Abe ắt sẽ không đồng thuận với nhau trong vấn đề này.

Lý do là vì Trump từng cáo buộc Nhật Bản đã “chơi không đẹp” trong cuộc chơi thương mại với Mỹ kể từ năm 1980. Ông cũng liên tục giữ những lời chỉ trích Nhật Bản trong suốt chiến dịch tranh cử Tổng thống, rằng, Nhật Bản nằm trong danh sách các nước đang "giết chết" Mỹ bằng cách thao túng tiền tệ.


TPP là một đòn giáng đối với các doanh nghiệp Mỹ. Nó cũng không ngăn chặn trò thao túng tiền tệ của Nhật Bản.

Thật là một hiệp định tồi tệ

"TPP là một đòn giáng đối với các doanh nghiệp Mỹ. Nó cũng không ngăn chặn trò thao túng tiền tệ của Nhật Bản.

Thật là một hiệp định tồi tệ"

“Hãy nhìn vào những gì Trung Quốc đang làm, nhìn vào những gì Nhật Bản đã thực hiện trong nhiều năm qua. Họ đã thao túng thị trường tiền tệ, làm đồng tiền của họ giảm giá và chúng ta chỉ ngồi đó như một đám ngu ngốc” - Trump nói hồi tranh cử.

Những lời lẽ nãy đã làm Thủ tướng Abe phải lúng túng. Bởi thực tế, Nhật Bản đã không can thiệp vào thị trường tiền tệ trong nhiều năm qua.

"Chúng tôi không hiểu ông ấy nói cái gì", Masatsugu Asakawa, nhà ngoại giao của Nhật Bản phát biểu. Các nhà kinh tế cũng nói rằng việc đồng yên giảm giá hoàn toàn là hậu quả của một nền kinh tế tăng trưởng yếu, chứ không phải là việc các vị lãnh đạo Nhật Bản chủ trương.

Về cuộc chiến của ngành công nghiệp ô tô

Ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản cũng là một mục tiêu cho những chỉ trích của Trump. Tháng trước, ông Trump đã phàn nàn rằng các nhà sản xuất ô tô Mỹ đã không thể nào có chỗ đứng ở thị trường Nhật Bản, trong khi hàng năm ngành ô tô Mỹ vẫn phải chịu nhập siêu.

Ông Abe đã đáp lại bằng cách phát biểu "Ô tô Mỹ không bán được ở Nhật Bản là điều có lý do. Đơn giản là vì các công ty ô tô Mỹ đâu có quảng cáo sản phẩm của mình ở Nhật Bản ?"

Nhưng Trump thì không quan tâm, Ông này đã đe dọa nhà xuất khẩu ô tô lớn nhất của Nhật vào Mỹ là Toyota một mức thuế xuất khẩu xuyên thuế biên giới lớn có thể sẽ được áp dụng.

Mặc dù Toyota đã giải thích rằng khi vào Mỹ, họ đã không những đã không cướp đi việc làm của người Mỹ mà ngược lại còn đầu tư hàng tỷ USD và tạo ra hàng chục ngàn việc làm tại đất nước này nhưng Trump thì vẫn mảy may không màng tới.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso từng phải thốt lên rằng: "Những hiểu biết của vị Tổng thống có vẻ như là có vấn đề... Ông ấy cần biết rằng Toyota đã sản xuất tới bao nhiêu chiếc xe ô tô trên đất Mỹ, đóng góp bao nhiêu vào nền kinh tế Mỹ.

Về vấn đề đối nghịch với Trung Quốc

Trump đã dành rất nhiều thời gian để “nói xấu” Trung Quốc hồi còn tranh cử. Vị tỷ phú lúc đó đã thề sẽ rất cứng rắn với Bắc Kinh, nhất là về mặt thương mại, nếu trở thành Tổng thống nước Mỹ.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh rằng Trump và nước Mỹ sẽ khó làm được gì nhiều với Trung Quốc nếu như không viện đến sự hỗ trợ của các nền kinh tế lớn khác ở khu vực châu Á.

Cụ thể, 2 chuyên gia là Michael Fuchs và Brian Harding đến từ Trung tâm Tiến bộ Mỹ (The Center for American Progress) đã nhận định như sau về vấn đề Trung Quốc đối với Mỹ trên blog của mình:

"Ông ấy sẽ cần làm việc cùng Nhật Bản và các đồng minh khác của Mỹ ở châu Á, qua đó mới có thể gây áp lực làm Trung Quốc phải thay đổi chính sách thương mại và đầu tư của mình trên toàn thế giới".

Vượng Lê

Cùng chuyên mục
XEM