Insight – Niềm vui hay nỗi thống khổ của người làm marketing

24/08/2015 14:41 PM | Thương hiệu

Tìm được một insight tốt sẽ giúp marketer thành công và có được niềm vui khôn tả. Còn nếu không tìm ra mà cứ “làm đại” thì sẽ trở thành nỗi thống khổ.

Insight là gì?

Customer Insight hay còn được gọi là “sự thật ngầm hiểu”, cụm từ hay được nhắc đến trong giới marcom. Nó cũng là thứ “khó nhằn” nhất ngay cả với những marketer lão làng. Nhưng nó là thứ đáng giá nhất đối với người làm marketing.

Vậy Customer Insight được định nghĩa như thế nào:

“Customer Insight là những suy nghĩ, mong muốn ẩn sâu bên trong ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Customers/Consumers.”

Phương pháp nào để tìm insight?

Trong giới marketer truyền tai nhau khá nhiều các phương pháp tiếp cận để tìm kiếm insight. Nhưng khả năng đọc ra đúng insight là một điểm mấu chốt mà không phải ai cũng rèn luyện được. Cầm 1 bản kết quả nghiên cứu thị trường trên tay, mỗi người sẽ đọc và cho ra những quyết định khác nhau.

Vậy phương pháp nào để tìm kiếm được insight hiệu quả? Trước khi đi vào phương pháp chúng ta cần lật lại định nghĩa của Insight.

“Customer Insight là những suy nghĩ, mong muốn ẩn sâu bên trong ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Customers/Consumers.”

Vậy những mong muốn ẩn sâu trong đó tìm ra bằng phương cách nào? Một cách rất đơn giản hãy đặt câu hỏi “WHY?”. Càng nhiều câu hỏi “WHY” bạn sẽ ngày càng hiểu rõ hơn, sâu hơn người tiêu dùng và chính sự thấu hiểu đó sẽ giúp bạn tìm ra insight phù hợp nhất với ngành hàng, sản phẩm mình đang kinh doanh.

Bạn có thể đọc thêm bài viết này của tác giả Hồ Công Hoài Phương để đừng hiểu lầm về Insight.

Insight dùng để làm gì?

Tìm insight đã khó, nhưng ứng dụng Insight trong các hoạt động marketing còn khó hơn. Việc kết hợp customer insight và brand insight sẽ giúp bạn đi đúng hướng.

Với sự hiểu biết ngành hàng và một sự thật ngầm hiểu từ khách hàng mục tiêu bạn sẽ cho ra lò một BIG IDEA cho một chiến dịch, một sự kiện hay đôi khi chỉ là một mẫu quảng cáo. Vì mục tiêu của quảng cáo là làm cho người ta phải “WOW! Sao nói trúng ý tôi quá vậy!”.

Phân tích case study về insight của Coca – Cola và Vinacafe.

Đối với những nhãn hàng FMCG lắm tiền nhiều của và sự cạnh tranh đầy khốc liệt, thì việc nắm bắt insight khách hàng dường như là yếu tố then chốt cho thành công. Chúng ta sẽ cùng điểm qua hai chiến dịch chung một insight của hai thương hiệu Coca – Cola và Vinacafe. Một thương hiệu số 1 thế giới và một thương hiệu Việt đang được làm mới mình bởi Masan

Với Vinacafe:

Là người trẻ 18-25 tuổi, tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, họ coi trọng giá trị gia đình và luôn tìm kiếm một món quà có ý nghĩa cho ba mẹ vào dịp Tết, Họ thực sự yêu thương và quý trọng ba mẹ nhưng cảm thấy quá ngượng ngùng để nói ra. Trong khi đó, ba mẹ nào cũng mong con mình, như thời non trẻ, chạy lại ôm mình và nói “Con thương ba, con thương mẹ”. Nhưng khi “tụi nhỏ” càng lớn, lời thương cứ thưa dần rồi mất hẳn, như chuyện ai cũng biết rồi, nói ra lại ngại.

“Trích bài đăng trên Brandsvietnam. Và bạn có thể đọc lại bài phân tích chi tiết này tại đây"

Với Coca – Cola

coca cola insight

Và cách giải quyết cùng một insight của hai nhãn hàng này như thế nào:

Vinacafe đã đưa ra một ý tưởng lớn kết hợp sự hiểu biết thương hiệu và sự thật ngầm hiểu này để tung chiến dịch Tết vô cùng tuyệt vời mà chắc chắn ai cũng đã biết: “Vinacafé – Cup of love”.

Coca – Cola cũng đã có cách tiếp cận tương tự với video “Món quà bí mật” được đăng tải gần đây vào ngày 13 – 08 nhưng đã nhận được tới 3.774.873 lượt xem (Thống kê tại thời điểm bài viết này được viết)

Chúng ta học được gì?

Việc phân tích các chiến dịch hay đã thành công đều cần rút ra những bài học. Và bài học của tôi là:

Không cần thiết phải tốn quá nhiều chi phí nghiên cứu thị trường để tìm kiếm insight, vì đống kết quả lộn xộn đó đôi khi lại dẫn dắt ta theo những hướng đi tối tăm, mù mịt. Hãy học cách góp nhặt “Insight” từ những thương hiệu thành công và ứng dụng phù hợp với ngành hàng của bạn!

Coca – Cola và Vinacafe đều sử dụng chung một insight, nhưng họ vẫn thành công vang dội với sản phẩm của mình. Và họ là những thương hiệu lớn. Còn chúng ta đa phần là SME, làm gì có tiền làm nghiên cứu thị trường. Hãy biết cách học từ những “Ông lớn”

Thành Nguyễn

Giám đốc chiến lược Digital Marketing Unique Digital Agency

Cùng chuyên mục
XEM