Thư xin việc: Làm thế nào để tạo nên lợi thế cho bản thân

05/01/2019 15:00 PM | Xã hội

Khi phải lướt qua hàng ngàn hồ sơ xin việc của những người có trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc na ná nhau thì những lá thư xin việc sẽ là cách duy nhất để nhanh chóng hiểu tính cách của ai đó. Những lá thư xin việc sẽ phân biệt đâu là "vàng" với những thứ chỉ "lấp lánh".

Là một nhà tuyển dụng, khi phải lướt qua hàng ngàn hồ sơ xin việc của những người có trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc na ná nhau thì những lá thư xin việc sẽ là cách duy nhất để nhanh chóng hiểu tính cách của ai đó. Những lá thư xin việc sẽ phân biệt đâu là "vàng" với những thứ chỉ "lấp lánh". Thế tức là có vẻ như rất ít người biết cách làm cho thư xin việc cất lên tiếng hát. Thật đáng kinh ngạc là bè càng trầm thì bạn càng có cơ hội may mắn! Hãy để Cafebiz giúp bạn hiểu đường đi nước bước để có hướng đi chuẩn xác nhất chỉ qua mấy đoạn văn.

Sai lầm số 1 trong thư xin việc: Mục tiêu công việc

Nội dung của thư xin việc là viết về những điều bạn muốn. Ví dụ bạn nộp hồ sơ vào ngành thời trang và viết có "niềm đam mê đối với thời trang" rồi sau đó nói về việc công việc này sẽ giúp ứng viên theo đuổi sở thích của bạn, giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm và khám phá những tiềm năng mới.

Một lá thư xin việc như vậy chắc chắn sẽ bị vứt xó ngay lập tức. Vì sao? Với một doanh nghiệp không biết bạn là ai, việc bạn muốn làm việc cho công ty không có nghĩa là công ty có hứng thú giúp bạn phát triển sự nghiệp. Nghe có vẻ hơi nặng nề, nhưng với một doanh nghiệp đang phát triển, họ sẽ quan tâm bạn có thể thể làm gì cho công ty. Đơn giản vậy thôi.

Thư xin việc: Làm thế nào để tạo nên lợi thế cho bản thân - Ảnh 1.

Sai lầm số 2 trong thư xin việc: Lời góp ý cho doanh nghiệp

Bạn đưa ra những ý kiến được coi là những lời phê bình mang tính xây dựng – khi không được yêu cầu. Trong các cuộc phỏng vấn thường sẽ có câu hỏi theo bạn thì công ty có thể làm gì để tốt hơn. Câu hỏi đó khá thú vị và chắc chắn sẽ ghi điểm nếu bạn trả lời một cách khôn khéo. Nhưng nói một cách quá chi tiết về những chi tiết cải tạo mà bạn nghĩ công ty cần làm việc đó để phát triển tốt hơn trong một lá thư xin việc thì chẳng khác gì việc ngay trong lần đầu tiên bạn gặp ai đó và nói với họ rằng bạn nghĩ họ sẽ đẹp hơn nếu giảm đi hai cân. Điều đó thật khó nghe! Cho nên đừng để sự đóng góp thái quá của bạn mang công việc của bạn đi xa.

Sai lầm số 3 trong thư xin việc: Kinh nghiệm

Thư xin việc của bạn về cơ bản nói lên rằng những việc bạn đã làm thậm chí không hề liên quan gì đến việc mà bạn đang xin. Ví dụ khi có một công việc liên quan đến viết nội dung quảng cáo, bạn cũng đừng ngại ngần viết về những giải thưởng viết văn học mà bạn đạt được. Một lá thư xin việc phải kết nối được nơi bạn đã từng đi qua, vị trí hiện tại của bạn và nơi bạn đang cố đi tới.

Nếu bạn không viết những điều đó ra trong thư xin việc của bạn thì người có tiềm năng là sếp của bạn kia sẽ chẳng bao giờ biết cả. Nếu hồ sơ của bạn có yếu thế về các hoạt động ngoại khóa vì dành hết thời gian làm thêm để trang trải tiền học thì hãy bằng mọi cách viết rõ ràng nó ra. Một người có thể đưa bằng chứng về khả năng tự chu cấp tài chính cho bản thân và tinh thần trách nhiệm khi làm việc cũng rất ấn tượng mà!

Sai lầm số 4 trong thư xin việc: Tư duy rành mạch

Hoặc là bạn không có thời gian để đọc, hoặc là bạn thực sự không thể viết nổi. Trong cuốn Rework, tác giả Jason Fried viết rằng một trong những khoản đầu tư khôn ngoan nhất mà một doanh nghiệp có thể làm là thuê những người viết lách giỏi. Dù bạn được thuê làm gì đi nữa thì bạn chắc chắn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn hầu hết những người khác rất nhiều nếu bạn có khả năng trình bày rõ ràng những ý tưởng của mình. Không phải ai trong chúng ta đều có tài năng như Shakespeare, nhưng hãy dành một chút thời gian cho lá thư xin việc của mình và nhờ ai đó xem qua cho bạn để đảm bảo rằng nó ổn. Nếu đọc lên mà có vẻ như bạn không quan tâm đến lá thư xin việc và viết qua quýt cho xong thì nhà tuyển dụng cũng có thể đoán bạn là một người cẩu thả trong công việc.

Thư xin việc: Làm thế nào để tạo nên lợi thế cho bản thân - Ảnh 2.

Năm 2019 đang đến với vô vàn những công việc, cơ hội mới, hãy tỏa sáng với lá thư xin việc thu hút nhà tuyển dụng nhất có thể bạn nhé!

*Bài viết được trích từ cuốn sách "Sếp nữ".

Cam Thảo

Cùng chuyên mục
XEM