Thử thách trên thị trường nhập khẩu thực phẩm “vàng”

09/12/2019 11:00 AM | Xã hội

Bước vào chặng nước rút ở cuộc đua “giàu trước khi già”, trước thời kỳ dân số vàng sắp kết thúc, thị trường có nhiều chuyển biến nhất là thị trường chăm sóc bảo vệ sức khỏe khiến nhu cầu trong ngành này đặc biệt là đối với các thực phẩm hỗ trợ sức khỏe cao cấp của thế giới tăng cao nhưng việc đưa được thực phẩm “vàng” của thế giới về Việt Nam luôn là thử thách năng lực kinh doanh và cả tiềm lực tài chính của các nhà nhập khẩu chân chính.

Sức khỏe đã thực sự được xem là "vàng"

Theo thống kê của Việt Nam Report vào năm 2015, trong số các CEO của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam thì có khoảng 30% thuộc thế hệ 5x và hơn 40% thuộc thế hệ 6x.

Như vậy có thể nói cho đến nay, quyền lực lớn nhất trên thương trường đang nằm trong tay những doanh nhân ở độ tuổi ngoài 50. Với hầu hết những doanh nhân này, ngoài các mối lo về công việc thì mối lo về sức khỏe luôn được đặt lên hàng đầu: Làm sao đủ thể lực để cáng đáng trọng trách - và làm sao phòng tránh bệnh tật bệnh tật bất ngờ để các kế hoạch không bị "đứt gánh giữa đường".

Có thể nói, chưa bao giờ khái niệm chăm sóc bảo vệ sức khỏe tại Việt Nam lại được quan tâm như hiện nay. Với tầng lớp trung lưu, thể lực dẻo dai và sức đề kháng cao cũng là một loại tài sản mà đa số không tiếc tiền để đầu tư và giữ gìn. Với không ít doanh nhân trong lĩnh vực nhập khẩu, việc làm sao đem về Việt Nam những phương thức tăng cường sức khỏe hữu hiệu đã trở thành một trong các mục tiêu kinh doanh quan trọng.

Sau nhiều năm giao thương, giới doanh nhân người Việt đã nhận thấy rằng tầng lớp doanh nhân hoặc trí thức quốc tế không hơn người Việt về ý chí, sự nhạy bén, chăm chỉ, nhưng vòng đời cống hiến cho công việc của họ thường dài hơn. Lý do là họ có kiến thức về chăm sóc sức khỏe tốt hơn, mà cụ thể là người dân các nước phát triển biết sử dụng các thực phẩm tăng cường đề kháng để phòng chống bệnh tật từ sớm.

Trên cả mục tiêu ổn định của công việc, sức khoẻ đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam

Trong quý 2 năm 2019, người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục xếp hạng Sức khỏe (44%, tương đương với Q1 2019) và Sự ổn định của công việc (42%, -4% so với Q1 2019) là hai mối quan tâm hàng đầu của họ.

Điều đáng chú ý là, Sức khỏe đã vượt qua Sự ổn định của công việc để trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam, điều mà phần lớn có thể dự đoán trước, theo bà Louise Hawley, Giám đốc điều hành, Nielsen Vietnam. "Người tiêu dùng Việt Nam đang quan tâm đến sức khỏe của họ hơn bao giờ hết. Ô nhiễm không khí và môi trường là những chủ đề nóng hổi đang ngày càng trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi người. Với thực trạng môi trường đáng báo động hiện nay cùng với nhận thức tăng cao của người tiêu dùng, sức khỏe dự kiến sẽ tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam trong quý 3 năm 2019".

Thử thách trên thị trường nhập khẩu thực phẩm “vàng” - Ảnh 1.

Vượt qua sự ổn định của công việc, sức khoẻ đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam.

Đến hành trình "săn" thực phẩm "vàng"

Thời gian gần đây, những cái tên như mật ong Manuka hay nhụy hoa nghệ tây (Saffron) dòng Super Negin bắt đầu được nhiều người Việt quan tâm. Nếu mật ong Manuka nổi tiếng thế giới vì tính kháng khuẩn cực cao thì Saffron, đặc biệt là dòng Super Negin được giới trung lưu toàn cầu ưa chuộng vì khả năng ngăn ngừa và phòng chống được một số bệnh nguy hiểm.

Điểm giống nhau của những sản phẩm như mật ong Manuka và Saffron Super Negin trong con đường đến Việt Nam là làm tốn khá nhiều thời gian, chi phí của các nhà nhập khẩu chân chính. Bà Diệp Nguyễn, Giám đốc BioPlanet - một hệ thống nhập khẩu và phân phối thực phẩm cao cấp cho biết để nhập được mật ong Manuka, BioPlanet phải mất không ít công sức thuyết phục nhà cung cấp tại New Zealand; sau khi được họ đồng ý, phía Việt Nam phải thanh toán trước toàn bộ tiền hàng, phải đảm bảo doanh số hằng năm…

Thử thách trên thị trường nhập khẩu thực phẩm “vàng” - Ảnh 2.

Mật ong Manuka, loại mật ông được cho là quý hiếm và cao cấp bậc nhất được BioPlanet mất nhiều công sức để đưa về Việt Nam.

Đó cũng là câu chuyện của ông Trần Nhật Thăng, Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Saha - nhà phân phối độc quyền của Saffron Saharkhiz, thương hiệu sản xuất Saffron uy tín và lâu đời nhất thế giới được thành lập tại Iran từ năm 1932.

Thử thách trên thị trường nhập khẩu thực phẩm “vàng” - Ảnh 3.

Những sản phẩm như mật ong Manuka và Saffron Negin trong con đường đến Việt Nam là… làm tốn khá nhiều thời gian

Dòng sản phẩm mà Saha đang phân phối là dòng Super Negin - "hàng tuyển Negin", đây là dòng Saffron Saha đặt hàng riêng với Saffron Saharkhiz và hiện công ty chỉ phân phối duy nhất một dòng sản phẩm cao cấp này. Các sản phẩm được Saha nhập khẩu nguyên đai, nguyên kiện và trực tiếp từ Iran.

Trên thế giới, Saffron được phân loại thành 5 dòng chính, dựa vào cấu tạo của nhụy hoa bao gồm: Negin, Sargol, Pushali, Bunch và Konji. Trong đó, Negin là loại cao cấp và đắt đỏ nhất bao gồm những sợi có hương thơm đậm và chất dinh dưỡng cũng cao hơn hẳn so với các loại khác.

Ông Trần Nhật Thăng chia sẻ: "Để thuyết phục đối tác đồng ý để được trở thành nhà phân phối độc quyền không dễ dàng. Chúng tôi phải thanh toán tiền trước khi nhận hàng, phải cam kết về doanh số. Quan trọng hơn là tạo được niềm tin của đối tác vào việc làm thế nào để mang thương hiệu của họ đến được người tiêu dùng nội địa, phải chứng minh được là mình hết lòng với thương hiệu Saffron Saharkhiz, với các sản phẩm thực sự tốt cho sức khỏe".

Chia sẻ về lý do lựa chọn thương hiệu lâu đời nhất của Iran, giám đốc của Saha cho biết thêm: "Chúng tôi cũng đã tiếp xúc và tìm hiểu rất nhiều thương hiệu nổi tiếng về Saffron ở Iran nhưng chúng tôi vẫn quyết định chọn Saffron Saharkhiz bởi vì ba lý do: thương hiệu lâu đời, chất lượng ổn định và được tin dùng bởi hầu hết người dân Iran. Có thể nói, Saffron Saharkhiz giống như "thương hiệu Saffron quốc dân" của Iran vậy. Giống như nói tới cafe Việt Nam là nói tới thương hiệu Trung Nguyên".

Nằm ở thủ phủ Saffron (Mashhad) tính đến thời điểm này Saffron Saharkhiz đã có mặt trên thị trường thế giới gần 90 năm. Từ một công ty gia đình nhỏ lẻ, Saharkhiz đã vươn mình lên thành một công ty lớn mạnh và hàng đầu thế giới về Saffron với các chứng nhận về an toàn thực phẩm thế giới như HACCP, ISO 22000:2005, ISO 9001:2015 và được Cục quản lý an toàn thực phẩm FDA Hoa Kỳ công nhận. Hàng năm, Saffron Saharkhiz xuất khẩu lượng Saffron ra thị trường toàn cầu lên tới hàng chục tấn.

Thử thách trên thị trường nhập khẩu thực phẩm “vàng” - Ảnh 4.

Ông Trần Nhật Thăng, đại diện công ty XNK Saha chia sẻ về quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát và thuyết phục đối tác Saffron lớn nhất tại Iran để trở thành nhà phân phối độc quyền Việt Nam.

Kinh doanh "vàng thử lửa"

Có thể nói, với các điều kiện như thanh toán trước toàn bộ, đảm bảo doanh số nhà cung cấp đặt ra… các nhà nhập khẩu như bà Diệp Nguyễn hay ông Nhật Thăng phải chịu áp lực rất lớn về dòng tiền và hệ thống phân phối, đặc biệt là khi sản phẩm mang giá trị cao như mật ong Manuka hay Saffron Super Negin.

Thử thách trên thị trường nhập khẩu thực phẩm “vàng” - Ảnh 5.

Lý do công ty XNK Saha chọn phân phối độc quyền thương hiệu Saffron Saharkhiz bởi vì ba lý do: thương hiệu lâu đời, chất lượng ổn định và được tin dùng bởi hầu hết người dân Iran.

Tuy nhiên, theo bà Diệp Nguyễn thì mang được các sản phẩm hữu hiệu trong tăng cường sức khỏe về Việt Nam đã là một thành công. Bởi vì mật ong Manuka cũng như Saffron Super Negin đều là những sản phẩm số lượng có hạn, không thể tăng sản lượng ồ ạt. Điều này có nghĩa: trên toàn cầu, hai mặt hàng trên thường xuyên trong tình trạng cung không đủ cầu.

Dù vậy, khi về đến Việt Nam, nếu mật ong Manuka được nhập khẩu chính ngạch phải cạnh tranh với hàng xách tay không rõ xuất xứ thì Saffron Negin cũng gặp phải tình trạng tương tự, chưa kể Saffron còn phức tạp hơn mật ong khi có tới 5 dòng sản phẩm.

Làm sao để sản phẩm chất lượng quốc tế đến đúng đối tượng là bài toán khá đau đầu đối với những doanh nghiệp như BioPlanet và Saha.

Một mong muốn hàng đầu của các nhà nhập khẩu chân chính là mặt bằng nhận thức của người dùng được nâng cao, thị trường Việt Nam minh bạch hơn với các luật lệ, quy định đúng và đủ. Khi đó, người Việt sẽ có thêm nhiều lựa chọn đúng đắn hơn trong việc giữ gìn và tăng cường sức khỏe, hỗ trợ cho cuộc cạnh tranh trong thị trường lao động sắp tới không chỉ là năng lực, là trình độ, mà còn là sức bền.

Ánh Dương

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM