Thiếu tự tin là “hòn đá tảng” ngăn cản thành công của bạn: Càng sớm vượt qua thì vinh quang và tiền tài càng nhanh tới

06/05/2018 17:30 PM | Sống

Từng cho rằng đạt được thành công không quá khó khăn, nhưng thực tế phũ phàng đã khiến tôi bị sốc. Sự thiếu tự tin đã khiến tôi bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để thành công.

Hiện tại, công việc của tôi đang khá suôn sẻ. Trong những năm qua, tôi từng bước nắm giữ nhiều vị trí quan trọng và tham gia nhiều dự án có ảnh hưởng của tổ chức. Tôi được cố vấn bởi một CEO và có mối quan hệ khá thân thiết với những CEO khác trong công ty. Nhiều người sẽ thốt lên rằng: "Bạn thật may mắn". Nhưng, họ không biết tôi đã làm cách nào để có được điều đó.

Tôi từng nghĩ rằng không quá khó để đạt được thành công . Tôi sẽ sớm leo lên vị trí cao trong công việc. Nhưng thực tế thì phũ phàng hơn nhiều: Dù có cố gắng rất nhiều thì mọi người vẫn chỉ nhìn nhận tôi là một người làm công, một “doer” đáng tin cậy chứ không phải là “người thay đổi” hay “người gây ảnh hưởng”. Và sau khi thử phân tích thực trạng, tôi đã hiểu được nguyên nhân. Có nhiều cơ hội thăng tiến đã đến với tôi nhưng rồi, tôi luôn để vuột mất chỉ vì tôi thiếu tự tin vào khả năng của bản thân.

Câu hỏi quan trọng hơn là tại sao tôi lại thiếu cảm giác tự tin? Tôi dám chắc rằng trí tuệ, kĩ năng, hiểu biết và năng lực của mình không hề thua kém so với những người xung quanh. Nhưng họ liên tục thăng tiến còn tôi thì không.

Tôi bắt đầu suy nghĩ nhiều về cách để tạo nên sự tự tin cho chính mình. Những người sinh ra đã tự tin hẳn là những người may mắn nhất trên đời. Những người này thậm chí chẳng cần phải suy nghĩ sẽ xuất hiện như thế nào trước mặt người khác, bởi từ chính thần thái của họ đã toát ra sự quyết đoán, hấp dẫn tuyệt vời. Điều gì đã giúp họ luôn tự tin, "thần thái" đến vậy?

1. Tự tin và động lực

Thiếu tự tin là “hòn đá tảng” ngăn cản thành công của bạn: Càng sớm vượt qua thì vinh quang và tiền tài càng nhanh tới  - Ảnh 1.

Đây thực sự là một yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của bạn. Mặc dù có thể bạn cho rằng động lực và sự tự tin chẳng có gì liên quan đến nhau nhưng kì thực chúng có mối liên hệ chặt chẽ, nhất là trong môi trường làm việc. Nếu nghề nghiệp hiện tại không phải là công việc mà bạn yêu thích, cũng không phải là công việc mà bạn giỏi nhất thì thật khó để thuyết phục bản thân mình đặt cả trái tim, trí tuệ và sự nỗ lực vào nó. Không có động lực dễ khiến bạn trì trệ và làm việc thiếu nhiệt huyết. Do đó, bạn sẽ mất đi cơ hội học những điều mới, để đạt được nhiều hơn.

Thông thường, chúng ta thường chỉ thích theo đuổi công việc chúng ta đam mê mà thôi. Nhưng nếu “thực tế không như là mơ”, lỡ như công việc hiện tại không được như kì vọng, hãy cố gắng cải thiện động lực để thúc đẩy sự tự tin. Động lực đó có thể đến từ ý nghĩa của chính công việc. Nếu bạn tin rằng mình đang làm một công việc quan trọng, có ích thì bạn dễ dàng vượt qua khó khăn để hoàn thành nó một cách tốt nhất.

Như Pauline Kael từng nói: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường. Chỉ cần có 1 phần triệu cơ may thành công, hãy làm điều mà bạn muốn. Mở cánh cửa ra, hoặc nếu cần thiết, hãy nêm chân vào cánh cửa để nó luôn mở”.

2. Tự tin và mong muốn làm hài lòng tất cả mọi người

Mong muốn làm hài lòng tất cả mọi người đôi khi lại chính là trở ngại đôi với sự thành công của bạn. Sai lầm này thường thấy ở những người kém tự tin, vì họ luôn bị ám ảnh bởi việc phải làm thế nào để những người xung quanh yêu quý mình. Đó là một cái bẫy nguy hiểm, vì nếu bạn sống chỉ để làm hài lòng người khác thì rất dễ mâu thuẫn với chính mong muốn và lợi ích của bản thân.

Luôn cố gắng làm hài lòng người khác không phải là cách để cảm thấy tốt hơn về bản thân. Tất nhiên sự chấp nhận của xã hội là một điều quan trọng, nhưng nó phải dựa trên sự đánh giá lẫn nhau. Nếu bạn chưa biết tôn trọng và đánh giá đúng khả năng của chính mình thì làm sao có thể trông chờ người khác làm điều đó.

Thiếu tự tin là “hòn đá tảng” ngăn cản thành công của bạn: Càng sớm vượt qua thì vinh quang và tiền tài càng nhanh tới  - Ảnh 2.

3. Tự tin và nỗi sợ thất bại

Nỗi sợ thất bại và sự thiếu tự tin có liên quan chặt chẽ với nhau. Nỗi sợ hãi thường làm suy giảm lòng tự tin của chúng ta. Sự thiếu tự tin lại khiến chúng ta nhạy cảm hơn với thất bại. Thành công sẽ làm gia tăng lòng tự tin, còn ngược lại nếu thất bại chúng ta sẽ trở nên tự ti hơn. Đó là một vòng luẩn quẩn.

Ngoài ra, nỗi ám ảnh về sự hoàn hảo cũng tác động đến con người theo cơ chế tương tự. Chúng ta thường ép buộc bản thân mình phải hoàn hảo, không được mắc lỗi. Vì ai cũng tin rằng mọi sai lầm đều phải trả giá – cái giá đó không chỉ là sự tôn trọng của người khác mà đôi khi còn là chính sự nghiệp của bản thân. Nhưng càng cố gắng hoàn hảo, con người lại càng dễ phạm sai lầm và dẫn đến thất bại.

Luôn cố gắng hết sức có thể là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, nó thường gây ra sự căng thẳng và áp lực và đó lại là nguyên nhân khiến chúng ta dễ bị thất bại hơn. Vì thế hãy để bản thân được phép không hoàn hảo.

Sợ hãi là một điều tự nhiên mà ai cũng có. Ai cũng sợ thất bại. Nhưng như Đức Khổng Tử nói: “Vinh quang lớn nhất của đời người không phải là không bao giờ thất bại mà là biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã.” Hay như Henry Ford – cha đẻ của ngành sản xuất ô tô hiện đại cũng từng phát biểu rằng: “Thất bại đơn giản chỉ là cơ hội để bắt đầu lại mọi thứ một cách sáng suốt hơn”.

Cuối cùng để có thể hài lòng hơn về bản thần, đừng để ngoại cảnh tác động quá nhiều đến giá trị cá nhân của mình. Đừng dựa dẫm vào sự phê bình hay tán dương của thế giới ngoài kia mà hãy tập trung để tìm ra con đường cho riêng mình. Đó là cách tốt nhất để dù bạn không hoàn hảo trong mọi thứ nhưng lại hoàn toàn hạnh phúc trong cuộc sống.

Theo Hoài Thu

Cùng chuyên mục
XEM