Làm thế nào để nâng cao năng lực bản thân?

15/04/2013 10:03 AM |

Nâng cao năng lực bản thân là vấn đề ai cũng muốn tìm kiếm khi đi làm. Để làm được điều này, ta cần tiến hành từ hai phương diện đó là năng lực nâng cao và thăng hoa nhân cách.

Người tốt thường bị hãm hại

Nếu năng lực bản thân không có thì cần khiêm tốn học tập; nếu đã gánh vác công việc nào đó, dù làm chậm chạp hay làm không tốt cũng cần tận lực làm, theo đuổi phẩm chất ngày càng cao hơn. Cùng với việc cải tiến năng lực bản thân, mỗi người đều phải làm mọi việc đến nơi đến chốn. 

Chỉ đề cao năng lực xử thế và khả năng chuyên nghiệp vẫn chưa đủ. Rất nhiều người có khả năng làm việc tốt nhưng phẩm chất đạo đức lại bị tha hóa. Nếu không biết rộng lượng bỏ qua lỗi lầm của người khác, con người nhiều khả năng sẽ bị những cảm xúc tiêu cực và những người xung quanh tác động ngược trở lại.

Bởi thế, những người tốt tính, thân thiện với người khác, không có ý đồ xấu nhưng thường hay bị kẻ khác làm hại. Điều này rất dễ lý giải. Khi cảm xúc con người hay bị dao động thì thường người khác sẽ có nhiều cơ hội gây hại. Khi một chuyện không may xảy ra với mình, đa số mọi người nghĩ mình xui xẻo, bị người khác hãm hại,… Nhưng thực tế lại không phải vậy, mà nguyên nhân chính là do bản thân dễ bị ảnh hưởng và chịu tác động của hoàn cảnh. 

Nếu có khả năng an định và tâm lý chuẩn bị sẵn những tình huống bất ngờ xảy đến như chịu sự dày vò, phỉ báng và phê bình bất cứ khi nào, chúng ta sẽ biết cách thường xuyên điều chỉnh bản thân, khi đó không dễ gì môi trường sống xung quanh sẽ tác động đến.

Khi gặp phải vấn đề chưa giải quyết được hoặc những cảm xúc tiêu cực như tức giận, thất vọng, buồn đau nảy ra trong tâm trí, hãy niệm “A-Di-Đà Phật”. Có như vậy, tâm tư cảm xúc mới không bị ảnh hưởng bởi bất cứ ai và bất cứ sự việc nào. 

Tóm lại, khi cái tâm không cân bằng, đối tượng chịu thiệt thòi và xui xẻo nhiều nhất vẫn là bản thân chúng ta, chính xác là ta tự làm khổ mình. Vì thế mà phiền não còn đáng sợ hơn sự mệt nhọc trong công việc.

Đừng cạnh tranh kiểu sinh tồn

Tất cả chúng ta đều là chúng sinh nên đừng đánh giá mình quá cao. Hơn nữa, càng là phàm phu bình thường nên ta phải học tập tinh thần từ bi của Bồ tát. Từ bi tức là không có kẻ địch. Không chỉ người thân mà kẻ thù địch cũng thật sự cần có sự bao dung. Bao dung có nghĩa là coi người khác là một bộ phận không thể tách rời khỏi ta, nhỏ thì nhắc đến cùng bộ phận, phòng ban, công ty, to thì đến phạm vi vùng miền, quốc gia. Chỉ cần có một người hoạt động thì lập tức cả một chỉnh thể sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp.



Tuy nhiên, do quan niệm về cạnh tranh kiểu sinh tồn, nên môi trường chúng ta sống còn tồn tại nhận thức thương trường là chiến trường, chỉ cần chiến thắng đối phương, làm cho họ thất bại người ta mới có thể đứng vững, thăng tiến,… Thực tế, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Cạnh tranh không phải là làm cho đối phương gục ngã, mà phải nâng cao giá trị bản thân. Sự trưởng thành của chính mình sẽ kéo theo sự trưởng thành của người khác, cho đến một ngày chúng ta nhận ra mình trưởng thành theo lẽ tự nhiên. 

Vì vậy, khi chưa có lòng bao dung, lòng từ bi thì khắp nơi đều có kẻ thù. Thậm chí, có người còn coi mình là kẻ thù của mình từ tự đem so sánh, đề cao giá trị bản thân vượt quá khả năng, đến khi không đạt được thì oán hận bản thân. Từ bi không chỉ là đối đãi tử tế với người khác mà còn đối đãi với bản thân mình như một thành viên của chúng sinh, đôi khi phải biết tha thứ cho chính mình, cho sự yếu kém và lầm lỗi của bản thân.

Do vậy, mỗi người bên cạnh việc nâng cao năng lực chuyên môn mà có thể nâng cao phẩm chất đạo đức theo từng ngày với tinh thần và ý chí luôn tận tâm giúp đỡ người khác thì năng lực bản thân cũng được nâng lên là điều đương nhiên.

Diệp Vi

tanhoa

Cùng chuyên mục
XEM