"Xử lý vấn đề Hy Lạp năm 2015 thế nào, tốt nhất là xem lại nước Đức năm 1953"

13/07/2015 10:11 AM |

Năm 1953, nợ của Tây Đức vào khoảng 7 tỷ USD, mệnh giá tương đương 62 tỷ USD ngày nay. Chính quyền Bonn (thủ đô lâm thời) vay tiền của Hoa Kỳ, và nhiều nước châu Âu gồm có Tây Ban Nha, Pháp và cả Hy Lạp.

Nội dung nổi bật:

- “Khi thấy Đức kiên quyết lập trường về nợ, và tuyệt đối cho rằng nợ phải trả, lúc đó tôi nghĩ – thật là một trò đùa quá lố”, Piketty chia sẻ trong cuộc phỏng vấn. “Nước Đức chưa bao giờ trả nợ. Vì thế Đức không có quyền đi rao giảng những nước khác”.

- Năm 1953, nợ của Tây Đức vào khoảng 7 tỷ USD, mệnh giá tương đương 62 tỷ USD ngày nay. Chính quyền Bonn (thủ đô lâm thời) vay tiền của Hoa Kỳ, và nhiều nước châu Âu gồm có Tây Ban Nha, Pháp và cả Hy Lạp.


Với một loại phản biện và chứng cứ ngắn gọn, Thomas Piketty, một ngôi sao đang lên nhờ tác phẩm về bất bình đẳng, chia sẻ với một tờ báo Đức rằng Đức đang đạo đức giả trong cách đối xử với Hy Lạp.

Nhiều nhà kinh tế nổi tiếng đã bày tỏ mối lo ngại về hướng tiếp cận của Đức với cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp. Theo đó, Đức yêu cầu khắt khe Hy Lạp phải tuân theo các chính sách thắt lưng buộc bụng, chính điều này dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện nay.

Nhưng trong cuộc phỏng vấn với tờ Die Zeit, Thomas Piketty thậm chí đã đi xa hơn, cho rằng Đức có được vị thế kinh tế lớn như hôm nay là vì họ được những nước láng giềng miễn nợ sau Thế chiến II.

French economist Thomas Piketty speaks to students and guests during a presentation at Kings College, central London, on April 30, 2014. Piketty said that he hoped to create a

Nhà kinh tế học người Pháp Thomas Piketty.

Ông lưu ý, vào những năm 1950, nước Đức được hưởng nhiều lợi ích từ miễn nợ. Đáng ngạc nhiên là miễn nợ thời kỳ đó rất phổ biến, và đó chính là bệ phóng giúp Đức vươn lên thành cường quốc kinh tế. Hy Lạp là một trong số những nước đã miễn nợ cho Đức. Nói cách khác, theo Piketty, xử lý vấn đề Hy Lạp năm 2015 thế nào, cách tốt nhất là xem lại nước Đức năm 1953.

“Khi thấy Đức kiên quyết lập trường về nợ, và tuyệt đối cho rằng nợ phải trả, lúc đó tôi nghĩ – thật là một trò đùa quá lố”, Piketty chia sẻ trong cuộc phỏng vấn. “Nước Đức chưa bao giờ trả nợ. Vì thế Đức không có quyền đi rao giảng những nước khác”.

Piketty tiếp tục:

Chúng ta không thể yêu cầu thế hệ con cháu phải trả giá trong nhiều thập kỷ cho những lỗi lầm của cha mẹ chúng. Hy Lạp rõ ràng đã phạm phải nhiều sai lầm lớn. Chính phủ Athen đã giả mạo sổ sách cho tới năm 2009. Nhưng dẫu vậy, thế hệ trẻ Hy Lạp không phải chịu trách nhiệm vì những lỗi lầm của thế hệ cha ông nhiều hơn so với thế hệ trẻ của Đức phải chịu những năm 1950, 1960. Chúng ta phải nhìn về tương lai. Châu Âu được thành lập dựa trên tinh thần miễn nợ và đầu tư vào tương lai, chứ không phải tinh thần sám hối vô tận. Chúng ta cần phải khắc ghi điều này.

Piketty đang công tác tại Trường Kinh tế Paris (Paris School of Economics), và năm ngoái ông xuất bản cuốn sách phiên bản tiếng Anh dài 700 trang với tựa “Tư bản trong thế kỷ 21” (“Capital in the Twenty-First Century”). Cuốn sách bán được hàng triệu bản, viết về sự gia tăng bất bình đẳng giàu nghèo giữa các thế hệ ở các quốc gia phát triển. Trong cuộc phỏng vấn với tờ Die Zeit, Piketty lập luận rằng quyết định có miễn nợ hay không tác động tới nhiều thế hệ.

Trong khi nợ của Hy Lạp được cơ cấu lại, những nỗ lực cứu trợ bị huỷ bỏ vì nền kinh tế suy giảm và nguồn thu thuế bị thâm hụt. Mục tiêu thặng dư ngân sách của Hy Lạp mới đây đã thất bại và IMF tháng trước cho rằng gánh nặng nợ bắt đầu thiếu bền vững nếu không có những biện pháp cứu trợ mạnh hơn. Đó là những biện pháp Hy Lạp đang yêu cầu.

Khi nhắc lại lịch sử miễn nợ trong cuộc phỏng vấn, Piketty có nhắc tới thời kỳ sau Thế Chiến II khi Đức, cụ thể hơn là Tây Đức, một quốc gia bại trận phải chiến đấu khẳng định vai trò của mình trên thế giới.

Khi chính phủ mới thành lập để thay thế Đế quốc Đức, họ phải tiếp nhận một mớ lộn xộn. Tây Đức vẫn còn nợ tiền bồi thường chiến tranh sau Thế Chiến I. Họ cần những khoản tiền vay cực kỳ lớn để tái thiết. Năm 1953, nợ của Tây Đức vào khoảng 7 tỷ USD, mệnh giá tương đương 62 tỷ USD ngày nay. Chính quyền Bonn (thủ đô lâm thời) vay tiền của Hoa Kỳ, và nhiều nước châu Âu gồm có Tây Ban Nha, Pháp và cả Hy Lạp.

Sau đó, các quốc gia chủ nợ hội họp về khoản nợ tại Luân Đôn năm 1953. Báo cáo kế toán lưu trữ cho thấy các quốc gia chủ nợ dường như nhất trí cùng nhau xây dựng mục tiêu dài hạn về một châu Âu ổn định, bằng cách nới lỏng nhiều điều khoản với Tây Đức. Theo thoả thuận chính thức sau hội nghị, khoản nợ được miễn một phần nhằm giúp Tây Đức “đóng góp vào sự phát triển của cộng động những quốc gia thịnh vượng”.

Các quốc gia chủ nợ đã từ bỏ gần 50% giá trị món nợ của mình.

12.jpg

Hình ảnh Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp xoá 50% nợ cho Đức năm 1953

Tất nhiên vẫn có khác biệt giữa thời kỳ đó và hiện tại. Khi đó, họ có một kẻ thù chung. Cả Hoa Kỳ và châu Âu đều lo lắng cuộc chiến tranh lạnh mới, và muốn Tây Đức, một thành trì quan trọng, chắc chắn sẽ đứng về phía mình.

Ông nói: “Hãy nhìn lại lịch sử nợ các quốc gia: Anh, Đức và Pháp tất cả đều từng trong tình huống của Hy Lạp ngày nay, và thực tế thậm chí còn nợ nhiều hơn. Bài học đầu tiên ta học được từ lịch sử nợ nần của các chính phủ là đây không phải một vấn đề mới lạ gì. Có rất nhiều cách để trả nợ, không chỉ một, và đáng lẽ Berlin và Paris phải khiến Hy Lạp tin tưởng vào điều đó”.

Vũ Khắc Thành

Cùng chuyên mục
XEM