WEF: Việt Nam phải tận dụng đòn bẩy ASEAN như một cơ hội

28/11/2014 20:17 PM |

“Chúng ta phải nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nước ngoài, phải tận dụng đòn bẩy ASEAN như một cơ hội mặc dù khu vực ASEAN có thể đối mặt với nhiều thách thức”.

Ông Thierry Geiger – Phó Giám đốc Chương trình Mạng lưới Đánh giá toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) – cho biết như vậy tại hội thảo Vai trò của doanh nghiệp trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập quốc tế diễn ra ngày 28/11.

Theo ông Geiger, năng lực cạnh tranh liên quan mật thiết đến năng suất lao động. WEF đã vạch ra 12 trụ cột để tính toán chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (CGI).

Theo WEF, có 3 giai đoạn phát triển kinh tế: Giai đoạn phát triển kinh tế cơ bản, Giai đoạn phát triển kinh tế lấy hiệu quả làm động lực và Giai đoạn phát triển lấy đổi mới làm động lực. Theo các tính toán này, Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia ở giai đoạn đầu phát triển.

“Năng lực cạnh tranh của các quốc gia châu Á rất khác nhau. Năng lực cạnh tranh có xu hướng rất tích cực ở ASEAN, nhưng lại tiêu cực ở Nam Á” – ông Geiger cho biết.

Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF 2014 - 2015, Việt Nam xếp hạng 68 trong tổng số 144 nước, tăng 2 hạng so với kỳ báo cáo trước đó.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như năng suất lao động, chuyên gia WEF khuyến nghị Việt Nam nên đạt được những yêu cầu “cơ bản đúng” (trụ cột 1-4 trong 12 trụ cột của năng lực cạnh tranh). Việt Nam cần cải thiện quản trị, ổn định môi trường vĩ mô, đầu tư vào hạ tầng giao thông và năng lượng...

Cao hơn nữa, chúng ta cần cải thiện các yếu tố “nâng cao hiệu suất” (trụ cột 5-10). Trong đó, chú trọng đến đầu tư vào giáo dục đại học, tạo môi trường bình đẳng và thúc đẩy cạnh tranh, chấn chỉnh ngành tài chính và thúc đẩy việc áp dụng công nghệ tiên tiến.

Quan trọng hơn, chúng ta phải tận dụng đòn bẩy ASEAN như một cơ hội mặc dù khu vực ASEAN có thể đối mặt với nhiều thách thức”, ông Geiger nhấn mạnh.

Về năng lực cạnh tranh, ASEAN vẫn là khu vực rất đa dạng, có những quốc gia như Myanmar xếp gần như cuối cùng hoặc Dongtimor xếp hạn 136. Đây là những thách thức ASEAN phải đối mặt”.

Ông Geiger đồng tình là các khoản đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh như đầu tư hạ tầng giao thông, năng lượng... là những khoản rất tốn kém. Tuy nhiên, ông khẳng định không phải lúc nào cũng phải tốn nhiều tiền đối với các cải cách này

Những cải cách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia không phải lúc nào cũng tốn nhiều tiền, ví như cải cách giảm bớt tệ quan liêu, giảm thủ tục hành chính rườm rà... Những cải cách này không quá tốn kém mà chỉ cần quyết tâm về mặt chính trị”, ông Geiger nhận định.

>> Vì sao lao động Việt thi tay nghề đứng đầu ASEAN, nhưng năng suất chung vẫn thấp?

Thanh Thủy

Thanh Thủy

Cùng chuyên mục
XEM