VN-Index sẽ thế nào nếu loại trừ yếu tố lạm phát?

13/12/2013 12:00 PM |

Hiện VN-Index đang ở vùng 510 điểm, tăng 23% năm thứ 2 liên tiếp nhưng liệu nếu loại trừ yếu tố lạm phát thì chỉ số này thực sự là bao nhiêu?

Tốc độ tăng trưởng thực thấp

Nếu chỉ nhìn vào mức tăng điểm của  VN-Index trong 2 năm qua, người ta dễ có cảm nhận rằng thị trường đã tăng quá nhanh so với các yếu tố cơ bản của nền kinh tế và doanh nghiệp. Nhưng thực tế tốc độ tăng trưởng kép thực từ khi chỉ số này thành lập chỉ đạt 12,8%/năm.

Theo tính toán của giáo sư nổi tiếng Aswath Damodaran phần bù rủi ro vốn cổ phần ở Việt Nam lên đến 12%, nghĩa là nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam phải tăng trưởng thực trên 12%

Chỉ ở mức 4,1%/năm tính từ năm 2000 đến nay nếu loại bỏ lạm phát 

Hiện chỉ số này ở vùng  vùng 510 điểm, cao nhất từ năm 2011 đến nay nhưng đồ thị cho thấy thị trường cuối năm 2013 vẫn đang vật lộn ở vùng gần mức thấp nhất trong lịch sử. Nếu loại trừ yếu tố lạm phát, VN-Index hiện tại chỉ tương đương mức 173,17 điểm.

VN-Index sẽ thế nào nếu loại trừ yếu tố lạm phát 1
VN-Index từ năm 2000 đến nay

VN-Index từ năm 2000 đến nay 2
VN-Index sau khi loại trừ lạm phát từ năm 2000 đến nay

Chỉ số P/E của thị trường chưa hẳn đã là cao

Nhìn vào mức tăng tuyệt đối của VN-Index, không ít nhà đầu tư cho rằng P/E thị trường hiện ở mức đắt đỏ nhưng nếu so sánh với dữ liệu quá khứ thì không hẳn đã đúng. Hiện P/E của VN-Index là 12,8 lần thấp hơn mức bình quân 13,1 lần tính từ 2009 đến nay.

Mặt khác, chỉ số này cũng đang thấp hơn phần lớn các chỉ số trong khu vực như STI của Singapore (13,7), KLCI của Malaysia (17,14), SET của Thailand (15,14), PSEi của Philippines (19,4) và JCI của Indonesia (19).

Còn chậm, nhưng đang tốt dần lên

Trong bối cảnh mặc dù tốc độ phục hồi còn chậm, thị trường Việt Nam lại đang có lợi thế nhất định nhờ rẻ hơn tương đối so với khu vực, tiềm năng tăng trưởng còn rộng mở khi nền kinh tế phục hồi.


Theo Huỳnh Ngọc Thương Công ty 
CPCK Nhất Việt (VFS)

thuyntt

Cùng chuyên mục
XEM