Việt Nam được Barror’s xếp hạng vào top đầu của thị trường Châu Lục

05/10/2015 11:12 AM |

Tờ tạp chí tài chính uy tín Barron’s cho rằng Việt Nam đang là điểm đến lý tưởng của giới đầu tư, với nhiều lợi thế vượt qua tầm vóc của một đất nước đang phát triển.

Không giống như nhiều thị trường mới nổi, các quốc gia nhỏ đang đạt tốc độ phát triển nhanh hơn và mang dáng vóc như một trung tâm sản xuất của nền kinh tế.

Đâu là nơi trú ẩn và an toàn cho vốn đầu tư trong giai đoạn khó khăn như hiện nay? Tiêu chí sẽ bao gồm một quốc gia có tốc độ tăng trưởng tốt về tổng sản phẩm trong nước, một cấu trúc vững chắc, thu nhập người dân được cải thiện đáng kể và đặc biệt là giá vẫn còn rẻ. Việt Nam chính là câu trả lời.

Các quốc gia Ấn Độ-Trung Quốc là những đất nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai ở châu Á, với sức tăng trưởng trung bình 10% của doanh nghiệp nội, và các cổ phiếu được giao dịch gần với mức P/E là 11. Tuy nhiên, khi một cơn bão kinh tế đi qua, hai thị trường trên sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định, thậm chí ngược lại, nền kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới có thể chi phối toàn cầu.

“Tại châu Á, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có vẻ như tương đối miễn nhiễm với một môi trường toàn cầu đang xấu đi”, David Roes, người sáng lập quỹ đầu tư Asean Investment Management có trụ sở tại Hồng Kông mà vốn của công ty được phân bổ chủ yếu vào các cổ phiếu Đông Nam Á, cho biết trên Barror’s.

Trong 20 năm qua, Việt Nam đã trải qua nhiều chu kỳ kinh tế đầy biến động và mỗi lần như thế đất nước hình chữ S càng nâng tầm vị trị của mình, mà nổi bật khi được ca ngợi là “next Asian Tiger” của nền kinh tế.

Một tổ hợp của những lo ngại về chỉ số lạm phát cao, đồng tiền bị sụp đổ, quản trị doanh nghiệp yếu kém, vốn vay ngân hàng lớn nhưng sử dụng không hiệu quả và những cải cách về các quy chế ít nhiều sẽ làm suy yếu thị trường chứng khoán.

Giữa tháng 1 năm 2012 và tháng 9 năm 2014, chỉ số Index của sàn giao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng 89% và kể từ đó, tăng trưởng bắt đầu chậm lại khi chỉ tăng 3,9% vào đầu năm nay. Tuy nhiên, đây không phải là tín hiệu xấu khi so với hầu hết các thị trường mới nổi khác.

John Foo, người mang quốc tịch Singapore và hiện đang điều hành quỹ đầu tư Kingsmead Asset Management, dành mọi sự tập trung vào thị trường Việt Nam vì sự khác biệt và nổi trội ở những nền kinh tế mới nổi.

“Các nền kinh tế mới nổi đang chậm lại, trong khi tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đang được đẩy mạnh. GDP có khả năng đạt hơn 6,5% trong năm nay, so với 6% năm ngoái và 5,4% trong năm 2013. Đáng kể nhất là chỉ số lạm phát tại Việt Nam cũng đã được kiểm soát và “thuần hóa”. Hiện tại, tốc độ lạm phát hàng năm là 4,8%, tốt hơn nhiều khi so vào thời điểm 2011 với mức 18,7%”, John Foo cho biết.

Sự bùng nổ của nền kinh tế tại Việt Nam còn được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), trong lĩnh vực sản xuất, từ các quốc gia lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và cả những công ty muốn thoái vốn khỏi Trung Quốc.

“Ngày càng khó khăn cho các công ty đa quốc gia để tìm nguồn lao động chất lượng với giá rẻ ở các thành phố ven biển tại Trung Quốc”, Roes nói. “Trong vài năm qua, Việt Nam đã thu hút khoảng 10 tỷ đô la mỗi năm từ doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực sản xuất”, Barron’s trích lời Roes.

Dòng vốn FDI vào Việt Nam trong những năm 2013 và 2014 lần lượt tăng từ 8,9 tỷ và 10 tỷ đô la. Con số này dự kiến sẽ không dừng lại và có thể đạt 12 tỷ đô la trong năm nay. “Việt Nam đã sẵn sàng để trở thành một trung tâm nhà máy thế giới tiếp theo”, Roes cho biết.

Sau khi cán cân vãng lai đã từng thâm hụt trong nhiều năm trước, Việt Nam hiện thặng dư hơn 11 tỷ đô la. Năm 2008, trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Nam đã trải qua cuộc khủng hoảng tài chính của riêng mình với mức lạm phát cao, thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và lượng dự trữ ngoại hối thấp. Tiền tệ, tiền đồng đã rơi tự do.

Nhưng bây giờ, đồng tiền Việt Nam là một trong những đồng tiền mới nổi ổn định nhất. “So với đồng ringgit của Malaysia hoặc rupiah của Indonesia, đồng tiền Việt Nam là ổn định hơn cả”, Roes nhấn mạnh.

Ngoài ra, GDP và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp đang được thúc đẩy nhanh từ xuất phát điểm thấp. “Lượng vốn đầu tư tăng và lao động có sự cạnh tranh sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong xuất khẩu”, Roes cho biết.

Trong khi đó, danh mục đầu tư dài hạn của Foo đã tăng lên hơn 20% vào năm 2015. Foo khá lạc quan về dòng vốn FDI ở các ngành như xây dựng, sản xuất và xuất khẩu, cộng với ngành vật liệu xây dựng, hậu cần vận tải và cả cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.

Trong danh mục đầu tư của Foo, lựa chọn hàng đầu và nổi bật là công ty sáng tạo Phát triển Công nghệ (ITD), một dạng nhà lãnh đạo khu vực trong các dịch vụ quản lý dự án. Một chứng khoán yêu thích khác, công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre (DHC), chuyên sản xuất giấy và bao bì có quy mô lớn thứ 3 trong nước, với lợi thế về chi phí thấp. Thu nhập của DHC có khả năng tăng 25% lên 30% trong năm tiếp theo, cổ tức được trả 6%.

Đinh Lộc

Cùng chuyên mục
XEM