Trung Quốc: Từ "công xưởng thế giới" đến những "xác sống"

09/03/2016 21:00 PM |

Sau nhiều thập kỷ trở thành "công xưởng" của cả thế giới, công suất dư thừa của các ngành công nghiệp tại Trung Quốc đang gây hại cho nền kinh tế nước này...

"Cung cấp quá mức là một vấn đề toàn cầu và đòi hỏi những nỗ lực hợp tác của tất cả các nước", Cao Hổ Thành, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc phát biểu tại một cuộc họp báo được tổ chức vào ngày 23 tháng 2 tại Bắc Kinh.

Cung cấp quá mức là một vấn đề toàn cầu, nhưng không hoàn toàn theo cách ông Gao ngụ ý. Thực tế, chính hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc đang tràn ngập khắp thế giới, góp phần tạo áp lực giảm phát và đe dọa các nhà sản xuất trên thế giới.

Ví dụ, công suất dư thừa của Trung Quốc trong ngành thép lớn hơn so với toàn bộ sản lượng thép của Nhật Bản, Mỹ và Đức cộng lại. Theo Công ty Tư vấn Rhodium Group, sản lượng thép toàn cầu tăng 57% trong năm 2014, và các nhà máy Trung Quốc chiếm 91% của mức tăng này. Tình trạng cũng tương tự trong nhiều ngành công nghiệp khác. Theo chuyên gia Ying Wang của Công ty Xếp hạng tín dụng Fitch, khoảng hai tỷ tấn than sẽ được khai thác trong hai năm tiếp theo tại Trung Quốc.

Theo báo cáo của Liên minh Phòng Thương mại Châu Âu tại Trung Quốc, dư thừa công nghiệp tại nước này đã tăng từ năm 2008. Phần lớn tình trạng này xuất phát từ bong bóng bất động sản của Trung Quốc trong những năm gần đây, với nhiều "thành phố ma" mọc lên.

Đầu tư quá mức trong nhiều ngành công nghiệp tích tụ và đến nay trở thành nguy cơ bùng nổ. Tình trạng này đã khiến nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ và trở thành những "xác sống".

Deutsche Bank ước tính một phần ba các công ty đang vay nợ để trả nợ khoản vay hiện tại là trong các ngành công nghiệp. Lợi nhuận trên tài sản của doanh nghiệp nhà nước, trong đó thống trị ngành công nghiệp nặng, bằng một phần ba tại các công ty tư nhân, và một nửa so với các công ty nước ngoài tại Trung Quốc.

Tin tốt là Trung Quốc đã công khai thừa nhận có vấn đề về dư thừa năng suất làm mất cân đối nền kinh tế 1,4 tỷ dân này. Chính phủ của Thủ tướng Lý Khắc Cường gần đây đã tuyên bố "đối phó với dư thừa là một ưu tiên quốc gia", sẽ sớm đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước. Tin xấu là ba trong số những giải pháp mà Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng theo đuổi chỉ làm tình hình tồi tệ hơn.

Đó là giải pháp xuất khẩu càng nhanh càng tốt, càng nhiều càng tốt lượng hàng hóa dư thừa. Nhưng ngay cả khi Trung Quốc giữ lời hứa không giảm nhân dân tệ hơn nữa, sự tràn ngập của hàng hóa giá rẻ made in China tại nhiều thị trường đã trở nên trầm trọng. Chính phủ Mỹ đã áp đặt thuế đối kháng và thuế đối với nhiều loại hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Ấn Độ đang lo lắng trước, hụt thương mại gia tăng với Trung Quốc. Mới đây, người biểu tình Brussels đã đổ xuống đường phản đối hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Một giải pháp khác là kích thích nhu cầu trong nước bằng cách nới tín dụng. Trong tháng 1, tín dụng đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong gần một năm: các ngân hàng Trung Quốc mở rộng thêm 385 tỷ USD của các khoản vay mới. Nhưng thực tế, vay nợ nhiều sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng của các công ty nhà nước.

Giải pháp thứ ba là tăng cường hợp nhất giữa các công ty nhà nước nhưng thực tế có rất ít bằng chứng về kết quả của giải pháp này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hướng đến giải pháp ngăn chặn luồng tín dụng giá rẻ và trợ cấp nước, năng lượng cho các công ty nhà nước, đồng thời đóng cửa các công ty không hiệu quả.

Giải pháp này trái ngược với mong muốn của các quan chức địa phương (đang kiểm soát gần 150.000 công ty quốc doanh). Bởi vì, nhiều địa phương vẫn muốn ăn vào ngân sách nhà nước và không muốn đóng cửa doanh nghiệp vì lo ngại nguy cơ bất ổn xã hội phát sinh từ nạn thất nghiệp.

Trong những năm 1990, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã mạnh tay cải cách doanh nghiệp nhà nước và cắt giảm công suất. Để đáp ứng mối quan tâm hiện nay, chính phủ trung ương có thể tài trợ rộng rãi hơn cho chính quyền các địa phương để bù đắp tổn thất các khoản thất thu thuế phát sinh từ phá sản, và cũng tăng cường trợ cấp thất nghiệp cho người lao động bị ảnh hưởng. Vấn đề là nếu các nhà lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc có can đảm để thực hiện chính sách này.

Theo Lam Hồng

Cùng chuyên mục
XEM