Trong bức tranh ảm đạm của các nền kinh tế mới nổi, Việt Nam vẫn là điểm sáng

11/10/2015 08:47 AM |

Đi tìm câu hỏi tại sao Việt Nam lại có khả năng tăng trưởng trong khi nhiều quốc gia khác đang gặp phải khủng hoảng, các nhà phân tích chỉ ra rằng nguyên nhân của sự thành công này là nhờ có nguồn nhân lực giá rẻ, giúp thu hút sản xuất chuyển dịch qua biên giới.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng mạnh từ 5,2% trong năm 2012 lên 5,4% năm 2013 và 6% vào năm ngoái. Dự báo con số tăng trưởng trong năm nay 2016 sẽ tăng lên 6,1% và 6,2%.

Giám đốc điều hành của Dragon Capital – quỹ đầu tư tư nhân lớn nhất Việt Nam, ông Dominic Scriven còn lạc quan hơn nữa khi cho rằng con số tăng trưởng của Việt Nam năm nay sẽ cán mức 6,5% và 7% cho năm 2016. Ông cũng nhấn mạnh vào tỷ lệ tham gia vào thị trường lao động của nữ giới tại Việt Nam cao hơn đáng kể so với Bangladesh hay Ấn Độ.

Đi tìm câu hỏi tại sao Việt Nam lại có khả năng tăng trưởng trong khi nhiều quốc gia khác đang gặp phải khủng hoảng, các nhà phân tích chỉ ra rằng nguyên nhân của sự thành công này là nhờ có nguồn nhân lực giá rẻ, giúp thu hút sản xuất chuyển dịch qua biên giới.

Việt Nam hiện đang hưởng lợi rất lớn từ đà tăng lương ở Trung Quốc, nơi các doanh nghiệp đang di dời sản xuất của mình sang các quốc gia khác. Hơn thế nữa, Việt Nam cũng nằm trong chuỗi cung ứng phía Nam Trung Quốc trong các ngành như dệt may, gia công lắp ráp linh kiện.

Trong khi đó các quốc gia “đối thủ” của Việt Nam như Bangladesh hay Campuchia cũng đang chạy đua nhằm thu hút các nhà đầu tư rời con rồng Trung Quốc. Nhưng Việt Nam hiện tận dụng rất tốt vị trí địa lý của mình, đì kèm với đó là sự ổn định về chính trị và sự tương đồng giữa chính phủ Việt Nam và Trung Quốc.

Ngành công nghiệp của Việt Nam còn có khả năng phát triển nhanh hơn nữa. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Việt Nam giống như hình ảnh của Trung Quốc cách đây 15-20 năm. Điển hình với lượng lớn dư thừa lao động nông thôn, có mong muốn di cư lên các thành phố và làm việc trong các nhà máy. Chính điều này đang giữ cho mức lương lao động còn thấp.

Xuất khẩu vẫn tiếp tục là mũi nhọn chủ lực vực dậy nền kinh tế

Bên cạnh đó, Việt Nam là một nước xuất khẩu điện thoại di động và dệt may lớn của thế giới (mỗi ngành chiếm khoảng 1/6 tổng doanh thu xuất khẩu hàng năm), và cũng là nhà xuất khẩu lớn thứ hai của thế giới trong ngành giày dép.

Ngay cả những mặt hàng xuất khẩu lượng lớn như gạo, cà phê, tôm, hạt điều và hạt tiêu, là những nhu yếu phẩm thì nhu cầu tăng tương đối tốt, mặc dù cao su hiện đang trong quá trình sụt giảm tăng trưởng toàn cầu. Tất cả những điều này là động lực cho phép xuất khẩu của Việt Nam vượt xa các nước đối thủ trong khu vực trong những năm qua.

Tuy nhiên, trong năm nay, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam có vẻ như chậm lại do cuộc suy thoái thương mại toàn cầu đang diễn ra, nhưng Việt Nam vẫn đang làm tốt hơn nhiều so với hầu hết các quốc gia khác. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng Việt Nam thực sự là một “kẻ xuất chúng”.

Trong khi nhiều thị trường mới nổi khác phải vật lộn với kim ngạch xuất khẩu giảm hẳn so với năm trước. Nhưng Việt Nam dù tốc độ tăng trưởng có giảm những vẫn “tăng đều” với hai con số. Theo trang Trading Economics, xuất khẩu Việt Nam đạt kỷ lục 14,5 tỷ USD vào tháng 8, hơn nhiều so với con số 6 tỷ USD hồi năm 2010.

Dù cho bối cảnh thương mại toàn cầu vẫn còn ảm đạm, ông Scriven hy vọng rằng nhiều điều tốt đẹp mới sẽ đến với Việt Nam. Ông lưu ý rằng sắp tới xuất khẩu sắp tới sẽ được thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa nhờ hàng loạt các hiệp định thương mại với EU, đặc biệt là thỏa thuận trền bàn đàm phán giữa 12 quốc gia – hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hơn nữa, có vẻ như Việt Nam là quốc gia hiếm hoi hưởng lợi từ việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tê.

Việt Nam hiện thâm hụt cán cân thương mại tới 15% GDP với người láng giềng phương Bắc, và với việc phá giá thì giá hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn. Và không ngạc nhiên, với những tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ như vậy, Việt Nam đang thu hút lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài.

Thị trường vốn dù không sụt giảm nhưng vẫn còn nhiều cơ hội tăng trưởng

Những năm gần đây, Việt Nam đang chứng kiến sự tăng “đột biến” trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mặc dù năm nay có một sự chững lại trong lượng vốn FDI, nhưng Việt Nam là một trong số ít những thị trường mới nổi không phải nhìn thấy sự sụt giảm của FDI trong nửa đầu năm 2015.

Ông Scriven cũng tỏ ra lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam, hiện có giá trị giao dịch bằng 50% so với mức đỉnh điểm năm 2007 và rẻ hơn so với các nước trong khu vực cả về giá trên thu nhập và giá trên sổ sách một cổ phiếu. Liên quan đến thị trường vốn, thì hiện Việt Nam có hai chất xúc tác để mở rộng là: một nền kinh tế tăng trưởng nhờ sự phục hồi và cải cách và một thị trường giá rẻ.

Cụ thể, ví dụ tháng 09, chính phủ đã bãi bỏ quy định hạn chế sở hữu nước ngoài chỉ được đến 49% cổ phần ở các công ty, mặc dù giới hạn này vẫn được áp dụng trong 46 lĩnh vực được coi là thiết yếu và nhạy cảm. Đồng thời, 430 doanh nghiệp nhà nước đã được lên kế hoạch cổ phần hóa từ năm 2014 đến năm 2016 với tổng giá trị 28 tỷ USD.

Thực tế mới có 100 doanh nghiệp thực hiện (tổng giá trị 3 tỷ USD) vào năm ngoái, đi kèm với những tín hiệu tiêu cực của nền kinh tế toàn cầu khiến nhiều hoài nghi về mục tiêu này có vẻ không đạt được.

Nhưng ông Scriven vẫn kỳ vọng kế hoạch này sẽ đạt được do đây là một cải cách chính trị chứ không phải là một chính sách kinh tế. Và tới đây những doanh nghiệp trong các lĩnh vực sân bay, nhà máy lọc dầu, thực phẩm chế biến, viễn thông, điện, xăng dầu và bia sẽ thúc đẩy tiến hành cổ phần hóa.

Ngọc Quân

Cùng chuyên mục
XEM