Tôm châu Á “nuốt trọn” thị trường Mỹ

09/09/2015 14:47 PM |

Không chỉ ở Mỹ, các quốc gia khác tại châu Á và châu Mỹ La tinh cũng cải tiến sản phẩm của mình, từ đó tạo nên một sự bùng nổ về mặt thương mại.

Đồ hải sản phổ biến nhất tại Mỹ giờ đây không còn là của quốc gia này nữa. Lượng nhập khẩu lớn từ Indonesia, Ecuador và Ấn Độ đã khiến giá tôm giảm mạnh hơn một phần ba trong năm trước.

Trong khi đây là tin vui cho người tiêu dùng bởi họ có nhiều lựa chọn hơn ngoài cá ngừ hay cá hồi, thì những ngư dân tại Mỹ lại thấy vô cùng căng thẳng và lo lắng. Với sự cạnh tranh của các nguồn cung cấp từ nước ngoài, hiện tại thị phần tôm nội địa chỉ chiếm khoảng 10%.

Thị phần các nước xuất khẩu tôm tại thị trường Mỹ. Ảnh: Bloomberg

Một nhà cung cấp thủy hải sản tại bang Florida, Mỹ cho biết, hiện đang phân phối 8 triệu pound tôm tự nhiên (khoảng 3,6 ngàn tấn) cho các cửa hàng tạp hóa, bao gồm Whole Foods và Wegmans.

Giá tôm đông lạnh hiện đang ở mức 3,5 USD/pound, thấp hơn một nửa so với 7,2 USD/pound cùng thời điểm năm trước. Nhà cung cấp này đang mắc kẹt với 1,5 triệu pound tôm ứ đọng (khoảng 680 tấn), chiếm đến một phần ba quy mô kinh doanh của mình.

Xu hướng thị trường thay đổi khi ngành nông nghiệp được cải thiện và áp dụng các công nghệ mới. Không chỉ ở Mỹ, các quốc gia khác tại châu Á và Mỹ La tinh cũng cải tiến sản phẩm của mình, từ đó tạo nên một sự bùng nổ về mặt thương mại.

Số lượng không giới hạn

Những năm 2000, làn sóng nhập khẩu tôm vào Mỹ đã biến mặt hàng này trở nên vô cùng phổ biến tại thị trường này. Nguồn tôm không còn hạn chế (phần lớn đến từ các tàu đánh bắt thủy hải sản) như trước nữa mà còn từ việc nuôi trồng của các quốc gia có lợi thế về nông nghiệp.

Tôm là loại hải sản phổ biến nhất trong các bữa ăn của người Mỹ. Ảnh: Bloomberg

Trong khi lượng nhập khẩu tăng đều qua các năm, chỉ giảm xuống trong hai năm gần đây, bởi quốc gia xuất khẩu lớn nhất là Thái Lan bị mất 47% sản lượng do dịch bệnh. Giá tôm thời điểm đó ở mức khá cao, kích thích các nhà cung cấp nhỏ hơn như Indonesia, Ecuador hay Ấn Độ.

“Trong năm nay thực sự có quá nhiều tôm. Với khả năng nguồn cung ngày càng tăng như thế này, chúng ta không thể mong đợi việc giá tôm sẽ không giảm tiếp” – Angel Rubio, chuyên gia phân tích thị trường tại công ty Urner Barry có thâm niên nghiên cứu giá thực phẩm từ năm 1858.

Sản lượng tại vịnh Mexico giảm

Nguồn tôm nhập khẩu đã thay thế hàng nội địa, với giá trị lên tới 600 triệu USD vào năm ngoái (theo tính toán của USDA). Vịnh Mexico vốn là nơi cung cấp tôm nhiều nhất trong các nhà phân phối nội địa thì sản lượng đã giảm mạnh 35%, xuống còn 18.316 tấn (theo số liệu từ Viện hải sản quốc gia).

Hiện nay, tôm tự nhiên vô cùng hiếm, hầu hết là tôm đông lạnh. Loại tôm này thậm chí có thể được bảo quản trong nhiều năm nếu được giữ lạnh đúng cách. Số lượng quá nhiều, giá tôm quá thấp khiến các ngư dân không còn kiên nhẫn để bám trụ với nghề.

Nếu không có bất kỳ sự thay đổi nào và giá không có dấu hiệu tăng, họ sẽ không thể tiếp tục công việc của mình.” – ông Clint Guidry, chủ tịch hiệp hội tôm Louisiana cho hay.

Các nhà cung cấp nội địa không còn mặn mà

Thực tế, rất nhiều người vốn đã bỏ cuộc khiến cho lượng hàng nội địa giảm sâu. Ngành nông nghiệp Mỹ bị ảnh hưởng bởi những cơn bão lớn như Katrina hay Isaac. Hàng loạt tàu bè bị phá hủy, các nông trại hay cơ sở sản xuất cũng vậy.

Tuy nhiên, lượng tôm nuôi hiện nay không những đủ để bù đắp sự sụt giảm sản lượng từ vịnh Mexico mà còn đáp ứng được nhu cầu đang gia tăng tại thị trường Trung Quốc. Lượng tiêu thụ tại các quốc gia châu Á cũng tăng mạnh hơn một phần ba trong vòng 5 năm.

Giá thấp là một điều tốt lành đối với người tiêu dùng. Ông Joey Gonzalez, một nhà cung cấp tôm ở Chicago ước tính chi phí đầu vào của mình đã giảm 30%, nên đã hạ giá từ 17 USD/pound xuống còn 13 USD/pound.

“Khách hàng không hề biết giá cả thực sự. Nhưng tôi muốn cho họ sự công bằng” – ông Gonzalez cho biết.

Quỳnh Anh

Cùng chuyên mục
XEM