Thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris thành suýt hỏng chỉ vì một lỗi ngữ pháp

17/12/2015 09:23 AM |

May chưa sai một ly không thì đi hẳn ngàn dặm.

Trong giờ khắc cuối cùng, Hội thảo về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Paris suýt chút nữa không thể có được một thỏa thuận cuối cùng khi một lỗi ngữ pháp xuất hiện trong văn bản dài 31 trang và khiến đại diện Mỹ từ chối ký vào nếu không được chỉnh sửa ngay lập tức.

Cụ thể, từ "should" - hàm ý là nên làm gì đó, đã bị đổi thành từ "shall" - có hàm ý là trách nhiệm, yêu cầu thực hiện việc nào đó. Từ này xuất hiện trong phần thỏa thuận về việc các nước giàu sẽ hỗ trợ các nước nghèo trong việc trang trải những khoản lỗ về tài chính khi chuyển qua sử dụng các loại năng lượng sạch.

Việc thay đổi "should" thành "shall" đã khiến phía Mỹ cân nhắc lại việc ký kết thỏa thuận này vì theo Ngoại trưởng John Kerry, những điều khoản này sẽ thay đổi quan điểm khuyến khích các nước giàu hỗ trợ thành trách nhiệm bắt buộc, khiến các nước chưa phát triển dễ đi theo hướng lệ thuộc vào các nước phát triển.

Bản thân tổng thống Barack Obama cũng đồng tình với ý kiến của nhân viên Ngoại giao của mình vào thời điểm đó. Ông khẳng định rằng Mỹ luôn ủng hộ cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nhưng điều đó không có nghĩa là các nước sẽ bắt đầu những mối quan hệ lệ thuộc về tài chính vì đây là vấn đề chung của nhân loại chứ không của riêng ai, nên quốc gia nào cũng có một phần trách nhiệm riêng. May mắn là vấn đề này đã được chỉnh sửa ngay lập tức và đích thân Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã thuyết phục được ông John Kerry đó chỉ là một sai sót nhỏ khi soạn thảo và phía Mỹ đã đồng ý ký vào bản thỏa thuận lịch sử này.

Thỏa thuận về biến đổi khí hậu Paris có mục tiêu là hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 2 độ C, rồi tiếp đó cùng thúc đẩy nỗ lực để giảm xuống còn 1,5 độ C so với thời kỳ trước khi xảy ra cuộc cách mạng công nghiệp. Thảo thuận vừa mới ký kết cũng quy định rằng, để giúp các nước đang phát triển chuyển từ việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang các nguồn năng lượng sạch và ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu, các nước phát triển sẽ hỗ trợ với một ngân sách lên tới 100 tỷ USD/năm.

Theo Nova

Cùng chuyên mục
XEM