Tại sao giá lương thực giảm, nhưng tiền chợ hàng ngày của bạn vẫn y nguyên?

07/03/2016 10:21 AM |

Mới đây, Liên Hợp Quốc (UN) công bố rằng giá lương thực toàn cầu hiện đang giảm xuống mức thấp nhất trong 7 năm qua.

Theo đó, Tổ chức lương thực quốc tế (FAO) thuộc UN cho biết giá các loại hàng hóa như ngũ cốc, đường, thịt và sữa đã giảm 16% trong tháng 1/2016 so với cùng kỳ năm trước, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2009.

Nói theo cách khác, nguồn cung lương thực trên thế giới đang khá dư thừa.

Vậy chi phí tiêu dùng cho thực phẩm của người dân toàn cầu có đi xuống? Câu trả lời thật đáng buồn, hầu như việc giá lương thực giảm không giúp nhiều cho hóa đơn thực phẩm của mọi người.

Giá nhiều loại hàng hóa thực phẩm giảm nhờ điều kiện nuôi trồng tốt hơn ở nhiều nước, khả năng bảo quản tốt hơn và giá dầu rẻ. Ngành sản xuất lương thực có quan hệ chặt chẽ với giá dầu bởi đây là mảng tốn nhiều chi phí cho nhiên liệu.


Giá dầu và chỉ số giá lương thực của FAO

Giá dầu và chỉ số giá lương thực của FAO

Tuy nhiên, giá lương thực giảm chủ yếu tập trung vào những sản phẩm chưa qua sơ chế và những vùng nông thôn sử dụng loại hàng hóa này là người được lợi nhiều nhất, trong khi giá thực phẩm tại các thị trấn và thành phố không thay đổi nhiều.

Nguyên nhân là giá thực phẩm qua chế biến còn liên quan đến nhiều loại chi phí, như vận chuyển, quảng cáo, đóng gói...

Thậm chí những vùng nông thôn được lợi từ giá nông sản rẻ cũng không thấy thực vui mừng khi thu nhập của họ từ buôn bán lương thực sơ chế giảm. Thậm chí tại Nam Phi, giá thực phẩm lại leo thang khi những chi phí khác như giá điện và nước tăng lên.

Trên thực tế, việc giá lương thực đi xuống là một dấu hiệu đáng lo ngại khi thu nhập của người nông dân tại các nước đang phát triển bị suy giảm, qua đó tác động ngược đến tiêu dùng và sản xuất trên thị trường.

Hoàng Nam

Cùng chuyên mục
XEM