Saudi Arabia: "Chúng tôi đã bị thương, nhưng chúng tôi không quan tâm"

12/11/2015 20:24 PM |

Nhiệm vụ “thổi bay” tất cả các nước khác khỏi thị trường dầu mỏ của Saudi Arabia vẫn chưa kết thúc.

Chính sách tiếp tục bơm một lượng lớn vào thị trường để giữ giá ở mức thấp khiến các đối thủ cạnh tranh không thể có lợi nhuận đã đem lại những hiệu quả ban đầu. Các tập đoàn dầu mỏ lớn thua lỗ, thế giới chìm trong giảm phát vì giá nhiên liệu thấp và thập chí chính Saudi Arabia cũng bị hạ xếp hạng tín nhiệm vì sức khỏe của nền kinh tế bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, đất nước này không có kế hoạch dừng lại.

Chủ tịch của Saudi Aramco, tập đoàn dầu mỏ lớn nhất Saudi Arabia, đã nói với tờ Financial Times rằng “dù đã nhìn thấy những “vết thương”, chúng tôi không có bất cứ cuộc thảo luận nào về việc cắt giảm sản lượng”. Khalid al-Falih vẫn khẳng định điều duy nhất cần làm lúc này là để thị trường làm công việc của nó.

Năm ngoái Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (mà trong đó Saudi Arabia là một thành viên chủ chốt) đã quyết định không cắt giảm mục tiêu sản lượng. Vì nguyên nhân này mà giá dầu giảm từ mức quanh 100 USD/thùng xuống chỉ còn chưa đến 50 USD.


Diễn biến của giá dầu thô biển Bắc trong 2 năm gần đây.

Diễn biến của giá dầu thô biển Bắc trong 2 năm gần đây.

Cùng lúc đó, Bộ trưởng Dầu mỏ của Saudi là Ali al-Naimi cũng tuyên bố mục tiêu là bảo vệ thị phần và loại bỏ khỏi thị trường những nước sản xuất kém hiệu quả hơn (như Nga) vốn cần giá dầu ở mức 100 USD để có được lợi nhuận.

“Đây cũng là chính sách bảo vệ những nước sản xuất dầu mỏ có năng suất cao, chứ không riêng gì thị phần”, al-Naimi nói. “Chúng tôi muốn nói với thế giới rằng những nước có năng suất cao mới là nhóm xứng đáng có được thị phần. Đó cũng là quy luật vận hành của tất cả các nền kinh tế tư bản”.

Trong khi đó Saudi Arabia không hề miễn nhiễm với những vết thương gây ra bởi giá dầu thấp. Mức xếp hạng tín nhiệm của nước này đã bị S&P hạ từ "AA-/A-1+" xuống còn "A+/A-1". S&P khẳng định sự bấp bênh của ngân sách là lý do lớn nhất.

Kể từ năm 2003 đến 2013, trung bình Saudi Arabia luôn có thặng dư ngân sách vào khoảng 13% GDP. Tuy nhiên, tình thế đã đảo ngược khi giá dầu lao dốc. Năm nay thâm hụt ngân sách được dự báo lên tới 16% GDP.

“Chúng tôi biết rằng tương lai sẽ khá đau đớn, nhưng thời kỳ ấy kéo dài hơn so với dự kiến. Thị trường đã phản ứng thái quá và rơi vào tình trạng giống như trong chu kỳ xuống giá”, Falih nói.

Theo Thu Hương

Cùng chuyên mục
XEM