PMI tháng 8 giảm tháng thứ 4 liên tiếp xuống còn 50,3 điểm

03/09/2014 11:17 AM |

Đà tăng trưởng của khu vực sản xuất chậm lại, số lương đơn hàng mới giảm nhẹ trong tháng 8. Chi phí đầu vào tiếp tục tăng.

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) phối hợp cùng với công ty Markit Economics công bố Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam trong tháng 8/2014: "Đơn hàng mới giảm lần đầu tiên trong vòng 9 tháng qua”

Dữ liệu thành phần của chỉ số PMI trong tháng 8 cho thấy, đà tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất Việt Nam đang chững lại, sản lượng đơn hàng mới giảm nhẹ. Tồn kho thành phẩm tăng trong bối cảnh giao hàng bị chậm trễ. Việc thực thi các quy định về tải trọng tiếp tục ảnh hưởng đến thời gian giao hàng của nhà cung cấp và đóng góp khá lớn vào việc đẩy chi phí đầu vào tăng lên. 

Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) toàn phần được điều chỉnh theo mùa - một chỉ số tổng hợp được tạo ra nhằm khái quát các điều kiện hoạt động của ngành sản xuất –đạt mức 50,3 điểm trong tháng 8 giảm từ 51,7 điểm (tháng 7), đây là tháng giảm điểm thứ 4 liên tiếp cho thấy cải thiện điều kiện kinh doanh yếu nhất kể từ tháng 11/2013. 

Trong tháng 8, tốc độ tăng trưởng về sản lượng sản xuất một lần nữa lại giảm và tăng chậm nhất trong 11 tháng qua. Sản lượng tăng yếu một phần do đơn hàng mới giảm bao gồm cả đơn hàng xuất khẩu. Đơn hàng xuất khẩu mới giảm kết thúc chuỗi 5 tháng tăng trưởng. 

Trinh Nguyễn – Chuyên gia kinh tế của HSBC cho rằng, sản lượng đơn hàng mới sẽ vẫn tiếp tục trong những tháng tới. HSBC kỳ vọng sản lượng sẽ tăng trở lại vào quý IV nhờ cầu tăng. Hoạt động sản xuất dự kiến chậm lại khi số lượng đơn đặt hàng mới giảm do các điều kiện kinh doanh yếu kém ở trong và ngoài nước. Tình trạng tăng hàng tồn kho và giảm số lượng đơn đặt hàng mới cho thấy sản lượng sẽ vẫn bị kìm hãm trong những tháng tới. Chuyên gia kinh tế của HSBC kỳ vọng sản lượng sẽ bật tăng trở lại vào quý 4 khi nhu cầu tăng lên

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng ngành sản xuất tại Việt Nam của HSBC (HSBC Vietnam Manufacturing PMI) được xây dựng trên dữ liệu thu thập hàng tháng từ 400 nhà quản trị mua hàng ở các doanh nghiệp sản xuất tham gia trả lời các bảng câu hỏi khảo sát. Nhóm khảo sát được phân theo khu vực địa lý và theo Tiêu chuẩn Phân Ngành (SIC) dựa trên sự đóng góp của ngành vào GDP của Việt Nam.

Một chỉ số đạt mức 50 điểm cho biết mức tăng tổng thể của chỉ số đó, dưới 50 điểm là một mức giảm tổng thể.










Hồng Ngọc

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM