Phía sau sự im lặng của CEO AirAsia sau tuyên bố QZ8501 'bay chui'

05/01/2015 14:31 PM |

Trái với sự cởi mở với truyền thông khi chiếc máy bay xấu số QZ8501 gặp nạn, tài khoản Twitter chính thức của CEO AirAsia Fernendes chưa có thêm bất kỳ dòng tweet nào kể từ sau tuyên bố “bay chui” chấn động vào ngày thứ 7.

Ban giám đốc AirAsia đã gặp phải thử thách khi vào ngày thứ Bảy vừa qua Bộ giao thông vận tải Indonesia tuyên bố chuyến bay chở theo 162 người gặp nạn trên biển Java của hãng hàng không giá rẻ này đã bay trái phép trong hành trình từ Indonesia tới Singapore vào ngày Chủ nhật.

Trước tuyên bố này, AirAsia đã hoàn toàn im lặng. Điều đang quan tâm là việc này khác hẳn so với cách ứng xử trước đó của CEO Tony Fernandes. Ngay khi vụ việc xảy ra, vị CEO này đã nhanh chóng đối mặt mới vấn đề, lên sóng truyền hình và liên tục cập nhập trên Twitter để gửi những lời chia buồn và tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tai nạn này trước công chúng. Thậm chí, việc này còn tiếp diễn nhiều ngày sau đó.

Cụ thể, chỉ sau vài giờ đồng hồ, ông Fernandes đã có mặt tại Surabaya, nơi chiếc máy bay mất tích cất cánh, để nói chuyện với gia đình của hành khách và phi hành đoàn. Tối thứ Ba, khi người ta xác định được điểm máy bay rơi, ông đã gặp gỡ Tổng thống Indonesia Joko Widodo, người cũng tới Surabaya để chia sẻ với gia đình nạn nhân của chuyến bay.

Đến tối thứ Tư, Fernandes đã có mặt ở Pangkalan Bun, một đảo của Indonesia, nơi đặt trung tâm cứu trợ và gần chỗ xác máy bay QZ8501 được tìm thấy. Bằng một thứ ngôn ngữ truyền cảm và tinh tế, ông kể về sự đau xót của mình khi nhìn thấy thi thể nạn nhân và những phần của máy bay rơi nổi trên mặt nước.

Trên mạng xã hội, Facebook của AirAsia đổi màu Logo thành đen trắng và liên tục cập nhật thông tin liên quan về hành khách trên chuyến bay và thông tin vụ tai nạn. Không có một sự “mập mờ” về thông tin nào ở đây.

Đối lập lại, mãi nhiều giờ sau khi Bộ giao thông vận tải Indonesia tuyên bố về sai phạm, Sunu Widyatmoko, CEO AirAisa Indonesia - công ty mà AirAsia sở hữu gần 50% cổ phần mới chính thức đưa ra một tuyên bố ngắn vào ngày thứ 7 và sử dụng từ “đánh giá” tới 4 lần.

Cụ thể tuyên bố viết:

“Như bạn đã biết, chính phủ Indonesia đã tạm đình chỉ chuyến bay QZ8501 của chúng tôi có hành trình từ Surabaya đến Singapore và ngược lại. Hiện chính phủ đang thực hiện quá trình đánh giá để điều tra vụ việc. Ban giám đốc AirAsia sẽ hợp tác chặt chẽ với chính phủ trong quá trình đánh giá này. Với vấn đề này, ban quản lý của AirAsia sẽ không đưa ra bất kỳ bình luận nào cho đến khi kết quả đánh giá được tuyên bố”.

Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Indonesia thì khẳng định: “Chuyến bay QZ8501 đã gặp nạn tại biển Java 1 giờ sau khi cất cánh và bay mà không có giấy phép”. Hãng hàng không này chỉ được cho phép bay từ Surabaya đến Singapore vào thứ Hai, Ba, Năm và Bảy từ cuối 2014 đến đầu năm 2015. Tuy nhiên, chuyến bay này lại gặp nạn vào sáng sớm ngày chủ nhật.

Fernandes - CEO AirAsia đã đăng hàng tá dòng tweet kể từ khi máy bay mất liên lạc, cung cấp những thông tin cập nhập về hành động và việc tìm kiếm máy bay. Vào ngày máy bay mất tích, ông còn gửi lời động viên đến toàn thể nhân viên AirAsia thông qua dòng tweet: “Tôi đang phải trải qua một thời điểm khó khăn. Chúng ta sẽ vượt qua thử thách tồi tệ này cùng nhau và tôi sẽ cố gắng gặp gỡ các bạn nhiều nhất có thể”.

Tuy nhiên, chưa có bất kỳ dòng tweet nào trên tài khoản Twitter chính thức của ông Fernandes kể từ sau tuyên bố “bay chui” chấn động vào ngày thứ Bảy.

Tuy nhiên, theo chuyên gia về khủng hoảng truyền thông Tom Evrard đến từ công ty FTI Strategic Communications tại Singapore thì việc im lặng của AirAsia là một hành động đúng đắn, ít nhất là cho đến khi họ thu thập đủ bằng chứng xác thực về vụ việc. Tuy nhiên, Evrard cũng cho rằng hãng nên nhanh chóng làm việc này để cung cấp thông tin cho công chúng.

>> Xử lý khủng hoảng truyền thông giỏi như ông chủ AirAsia

Phương Linh

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM