OPEC: Chờ đến ngày thái lai

29/08/2015 08:51 AM |

GIới chuyên gia nhân định sau một năm bi thảm, OPEC có quyền hy vọng về năm 2016 tươi sáng hơn.

Nỗ lực của OPEC trong việc tranh giành thị phần với các nhà cung cấp dầu khác trên thế giới xem như đã thất bại khi giá dầu hiện tại xuống dưới ngưỡng 50 đô/thùng. Hơn thế nữa, các hãng dầu bên ngoài OPEC thậm chí đã kí kết được các hợp đồng trong năm 2016 từ thời điểm 2008, số lượng ước tính 200 nghìn thùng/ ngày.

Tuy nhiên, với lượng tiêu thụ lên tới 1,4 triệu thùng/ ngày, OPEC và các nước Ả rập đang đứng trước cơ hội mở rộng thị trường khi các đối thủ yếu hơn bị ảnh hưởng nặng nề từ việc đi xuống của các nền kinh tế.

Lợi thế về giá

Hiện nay thị phần của OPEC đang xuống mức thấp nhất trong thập kỷ do lượng cung dầu từ Mỹ tăng lên, làm thay đổi nhu cầu của thị trường. Sự đi xuống của Brent, hãng dầu vừa giao dịch với mức giá là 46 đô/thùng vào thứ năm và hiện nay là hơn 60 đô, tạo ra hy vọng mới cho nhóm 12 thành viên dẫn đầu.

“Trong tương lai, nếu lượng cung của OPEC giảm xuống sẽ khiến nhu cầu tăng lên, và đương nhiên đảm bảo cho họ một thị trường lớn hơn” – Greg Sharenow, phó chủ tịch công ty quản lý đầu tư Pacific với tổng số tiền 15 tỷ đô, cho hay.

Hơn thế nữa, tổ chức các nước xuất khẩu dầu trên thế giới cũng cho biết, họ sẽ điều chỉnh lượng cung dầu cho phù hợp, nhằm bảo vệ lợi ích về giá cả cũng như vị thế trên thi trường cho các thành viên. Quyết định này được đưa ra sau sự lao dốc không phanh xuống hơn 40% của giá dầu trong năm nay.

Nhóm 5 nước yếu nhất

Các nước Algeria, Libya, Iraq, Nigeria và Venezuela bị liệt vào danh sách này. Nhóm này luôn phải đối mặt với việc cắt giảm chi tiêu xã hội do đi xuống của giá dầu và những bất ổn chính trị trong nội bộ các nước. Gần đây Algeria, với sự ủng hộ của Venezuela và Libya đã phải cầu cứu OPEC, nhưng không nhận được phản hồi từ Ả rập Saudi.

Thậm chí thành viên lớn nhất của OPEC là Ả rập Saudi cũng không phải hoàn toàn miễn dịch với khủng hoảng. Chính phủ Saudi đã phải cắt giảm 1 tỷ đô ngân sách cho năm tới sau khi trải qua mức thiếu hụt lớn nhất kể từ năm 1987.

Trong khi đó, Iran, nước sản xuất dầu lớn thứ hai có ý định phải tăng lượng dầu cung cấp ra toàn cầu nhằm chống lại lệnh trừng phạt mà nước này đang phải gánh chịu.

Tuy vậy, kế hoạch của OPEC vẫn tồn tại những sơ hở khó lường, điển hình như việc giảm cung không những không làm tăng nhu cầu của khách hàng, mà còn khiến các thành viên bị mất thị phần nhiều hơn và bị giảm doanh thu dài hạn. Đồng thời, các đối thủ cạnh tranh đến từ Mỹ lại được mức thặng dư lớn.

“Đó sẽ là một cuộc đua đường dài trong nhiều năm, chứ không chỉ tính bằng tháng. Các bên cần phải kiên nhẫn nếu muốn có lợi thế” – Mike Wittner, người đứng đầu nhóm nghiên cứu thị trường dầu của Societe Generale tại New York, cho biết qua e-mail của mình.

Quỳnh Anh

Cùng chuyên mục
XEM