[Nóng trong ngày] Câu chuyện trên mảnh đất 'cò bay mỏi cánh' ở Lào, Campuchia của bầu Đức

15/05/2013 18:15 PM |

MaritimeBank lên tiếng về vụ bị nghi "đạo" logo Xem thêm

Trong khi VietcomBank còn chưa lên tiếng vụ logo mới của mình y hệt logo của Vodcast thì Maritime Bank - một ngân hàng khác cũng dính vào nghi án "đạo logo" đã chính thức lên tiếng.

Bà Nguyễn Thanh Huyền – Giám đốc Truyền thông và Quản lý thương hiệu của Maritime Bank cho biết, việc kết luận Maritime Bank đạo ý tưởng của UniCredit là khá chủ quan. Logo của Maritime Bank có biểu tượng mũi tàu cho thấy gắn kết của tập đoàn với ngành hàng hải.

Cũng theo đại diện Maritimebank, ngân hàng này đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 143501. Vì vậy, việc Maritime Bank đang sử dụng logo hiện tại là hoàn toàn hợp pháp.

Quốc hội sẽ miễn nhiệm Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ Xem thêm

Tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng nay, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết nội dung nhân sự tại kỳ họp này là có 2 vị trí sẽ được trình ra Quốc hội tiến hành bãi nhiệm và bầu mới là Bộ trưởng Tài chính và Tổng Kiểm toán Nhà nước.
 
Như vậy, Bộ trưởng Tài chính, ông Vương Đình Huệ sẽ bị bãi nhiễm. Trước đó, cuối  năm 2012, ông Huệ đã được phân công sang nhận nhiêm vụ mới là Trưởng ban Kinh tế Trung ương vừa được tái thành lập. 

Người thay thế ông Huệ phụ trách Bộ Tài Chính sẽ là Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh.

Chung Minh: Phước Sang có 1000 tỷ vẫn 'xù' tôi 840 triệu Xem thêm

Bức xúc tột độ, doanh nhân Chung Minh cho biết, sau vụ lùm xùm đòi nợ lần trước, Phước Sang vẫn tiếp tục lần lữa không chịu trả nợ cho mình.

"Trong thời gian mang nợ, ông ta được một đơn vị rót 8 tỷ để kinh doanh, còn trích 100 triệu làm từ thiện báo chí chụp ảnh đăng rất nhiều, sau đó còn khai trương nhà hàng 500 tỷ tại Vũng Tàu.Thế mà đến thời điểm hẹn tôi lấy tiền ông ấy cứ hồi đi hồi lại không chịu trả, thế thì có chịu đựng được không?", Chung Minh bức xúc.

Doanh nhân này cũng cho biết, Phước Sang tiếp tục nài nỉ anh cho kéo dài thời điểm trả nợ và hứa đến 30/4/2013 thanh toán hết nợ nần cho tôi. Đến 30/4/2013 Phước Sang vẫn còn nợ hơn 800 triệu và im lặng cho tới thời điểm này.

Cựu CEO FPT: Người FPT hãy dừng ước mơ để bắt tay vào làm thật Xem thêm

Mới đây, trong một bức thư gửi đại biểu dự đại hội FPT, Cựu CEO FPT, người hiện là Phó Chủ tịch Đại học FPT Nguyễn Thành Nam vẫn băn khoăn về việc dường như FPT chưa có nhiều sản phẩm công nghệ và mong muốn các thành viên của FPT “hãy dừng ước mơ” để bắt tay vào làm thật.

“Chúng ta (FPT) có thể có nhiều tri thức, nhưng có quá ít sản phẩm giải quyết các vấn đề thực tế của cuộc sống”, ông Nam viết trong bức tâm thư của mình.

Bầu Đức, đừng đùa với George Soros! Xem thêm

Từ đầu tháng này, giới đầu tư đã râm ran chuyện HAGL sắp trở thành đối tượng chính trong một báo cáo của Global Witness (tạm dịch: “Nhân chứng toàn cầu”), theo đó, tập đoàn đa ngành với hàng vạn hecta cao su ở Lào và Campuchia này bị cáo buộc đưa hối lộ, lợi dụng quan chức tham nhũng để chiếm đoạt đất của dân và khai thác gỗ bất hợp pháp.

Trong phản ứng mới nhất từ phía HAGL, Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức cáo buộc Global Witness “tìm cơ hội quảng bá tên tuổi” và “xin tài trợ”.

Tuy nhiên, mọi chuyện có lẽ không đơn giản như vậy. Trước HAGL, không ít tập đoàn quốc tế, thậm chí là cả chính phủ nhiều quốc gia đã nếm trái đắng của Global Witness. Mục tiêu của tổ chức này, không chỉ đơn thuần nhắm vào HAGL mà có thể là cả những “Tay to” phía sau.

Bài học nhãn tiền từ bánh Kitkat của Nestle ở ngay trước mặt, bầu Đức cần suy tính kỹ để tránh đi theo vết xe đổ này.

Bài hot: Rốt cuộc thì bầu Đức có bao nhiêu đất tại Lào và Campuchia? Xem thêm

Theo một tài liệu do Cao su HAGL phát hành mà CafeBiz có được, phân bổ diện tích trồng cao su bao gồm: 27.200 ha tại Lào (chiếm 53%), 13.800 ha tại Campuchia (27%) và 10.000 ha tại Việt Nam, tại 2 tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk (20%).

Cũng trong tài liệu trên, Công ty Cao su Hoàng Anh Gia Lai đã mô tả mục tiêu dài hạn: “Hoàn tất trồng 100.000 ha cao su, cọ dầu trên quỹ đất hiện có.Trong đó, bao gồm 50.000ha tại Campuchia, 40.000ha tại Lào và 10.000ha tại Campuchia.

Còn trong báo cáo chỉ trích hoạt động trồng cao su của HAGL và VRG ở Lào và Campuchia của Global Witness, tổ chức này cho biết, HAGL sở hữu 47.370 hécta đất ở Campuchia, mà theo giới hạn pháp lý ở đó, thì mỗi công ty chỉ được 10.000 hécta”

Tuy nhiên, không như nhận định của Global Witness, HAGL đã khôn khéo “lách” quy định này khi sở hữu nhiều công ty con thực hiện nhiều dự án đầu tư khác nhau và mỗi công ty con này đều nắm không quá 10.000ha.

CafeBiz

dungtq

Cùng chuyên mục
XEM