[Nổi bật] Tại sao nhiều thương hiệu Việt bán mình, mở 1 cửa hàng McDonald's tốn bao nhiêu?

26/11/2014 18:01 PM |

Kinh Đô ra mắt sản phẩm mới, chính thức tấn công thị trường mì gói Xem thêm

Vậy là sau gần 5 tháng kể từ cuộc họp ĐHCĐ cuối tháng 6/2014, Kinh Đô đã chính thức cho ra mắt sản phẩm mì gói mới mang nhãn hiệu: Mì Đại gia đình.

Trong thông báo của Kinh Đô, việc ra mắt sản phẩm này "nằm trong chiến lược tham gia vào các ngành hàng thiết yếu theo chiến lược Food & Flavor, Kinh Đô cho ra mắt sản phẩm mì ăn liền Đại Gia Đình với thương hiệu Ki Do".

Ki Do là công ty con của Kinh Đô, chuyên kinh doanh sản phẩm kem và sữa chua. Sản phẩm mì gói mới mang thương hiệu Ki Do là kết quả của việc đầu tư và hợp tác giữa Kinh Đô với 2 nhà cung cấp Vocarimex - Saigon Ve Wong. Theo đó, Saigon Ve Wong sẽ gia công mì và gia vị cho Kinh Đô, và các công ty dầu thực vật trong hệ thống Vocarimex sẽ cung cấp dầu chiên mì.

Lương tối thiểu ở Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất ASEAN Xem thêm

Theo ông Malte Luebke - Chuyên gia cao cấp về tiền lương của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) khu vực Châu Á -Thái Bình Dương, mức lương bình quân của Việt Nam ở mức 3,8 triệu đồng/tháng (181 USD), chỉ cao hơn Lào (119 USD), Campuchia (121 USD). Mức lương này thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực ASEAN như Philippines (206 USD), Thái Lan (357 USD), Malaysia (609 USD), Singapore (3.547 USD).

Mức lương tối thiểu thấp được ông Malte Luebke nhận định đó là do sự khác biệt lớn về tiền lương giữa các quốc gia thành viên ASEAN phản ánh những khác biệt lớn trên nhiều phương diện trong đó có năng suất lao động.

Cà phê sữa đá Sài Gòn được Bloomberg ca ngợi Xem thêm

Trang Bloomberg ca ngợi cà phê sữa đá: Món đồ uống phổ biến này có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng đây là món bạn không nên bỏ qua khi tới quốc gia này. Cà phê rang xay được cho vào dụng cụ pha chế truyền thống – phin cà phê, sau đó nước cà phê được cho thêm sữa và đá, tạo ra hương vị đậm đà, ngon tuyệt và mới lạ. Món đồ uống này được phục vụ tại hầu hết các hàng cà phê ở Sài Gòn.

Cần bao nhiêu tiền để mở và duy trì 1 nhà hàng nhượng quyền McDonald's, KFC, Pizza Hut...? Xem thêm

Sở hữu một nhà hàng nhượng quyền của McDonald's có thể giúp bạn kiếm lợi lớn, nhưng để sở hữu nó, bạn phải bỏ ra một khoản tiền mặt khổng lồ.

Bình quân mỗi nhà hàng McDonald's tạo ra 2,5 triệu USD doanh số mỗi năm, giúp tập đoàn này trở thành chuỗi fastfood có doanh thu mỗi nhà hàng cao thứ hai ở Mỹ, chỉ sau Chick-fil-A, theo tạp chí QSR.

Tuy nhiên, để mở một nhà hàng nhượng quyền, McDonald's yêu cầu bên nhận nhượng quyền phải sở hữu tài sản lưu động (tiền mặt và các tài sản thanh khoản cao) tối thiểu ở mức 750.000 USD.

Thực tế, chi phí thuê cửa hàng mà bên nhận nhượng quyền thường sẽ phải trả chiếm khoảng 8,5% doanh thu, một số cửa hàng có thể lên đến 12%, theo báo cáo của Bloomberg năm 2013.

Mức chi phí nhượng quyền để mở một nhà hàng McDonald's cũng tương đương với các chuỗi khác như KFC, Wendy's và Taco Bell.

[Case Study] Các con chỉ việc đặt hàng, còn thanh toán để bố mẹ lo  Xem thêm

Bill My Parents là sản phẩm thanh toán được Social Wise phát triển.

- Ý tưởng: Trẻ em cũng có nhu cầu mua hàng rất lớn, nhưng các cháu không có tiền. Phải làm sao để tiếp cận hầu bao của phụ huynh?

- Giải pháp: Bill My Parents, con mua, bố mẹ trả tiền.

- Thực hiện:

(i) Tích hợp vào các trang thương mại điện tử lớn.

(ii) Phát hành thẻ trả trước cho đối tượng tuổi teen.

- Ý tưởng & giải pháp: Các con chỉ việc đặt hàng, còn thanh toán để bố mẹ lo.

10 bài học kinh doanh vô giá của CEO Starbucks Howard Schultz Xem thêm

Với hơn 21.000 cửa hàng đặt tại 65 quốc gia, Starbucks là một trong những công ty phát triển nhanh nhất tại Mỹ. Từ một quán cà phên nhỏ đặt tại Seattle vào năm 1971, Starbucks đến có 425 cửa hàng trong năm 1994 và vươn đến con số khổng lồ 19.767 vào năm 2013. Thương hiệu này làm những gì để trở thành hiện tượng tăng trưởng trong giới kinh doanh.

Dưới đây những bài học quan trọng nhất mà chúng ta có thể học hỏi từ Starbucks và nhà lãnh đạo dũng cảm Howard Schultz.

'Hầu hết thương hiệu Việt tên tuổi bắt đầu bán hết rồi' Xem thêm

Ông Nguyễn Đức Sơn, Giám đốc Chiến lược thương hiệu,Richard Moore Associaties (RMA), cho rằng, hầu hết các thương hiệu tên tuổi tại Việt Nam bắt đầu bán hết rồi. Có thể kể đến như Phở 24, Diana… và gần đây nhất là Kinh Đô bán cho tập đoàn kẹo lớn nhất trên thế giới là Mondelez với giá gần 780 triệu USD hay thương hiệu gạch mới nổi được vài năm Prime bán cho một tập đoàn của Thái Lan.

Tại sao các thương hiệu ngoại họ chọn con đường M&A? Vì đấy là con đường ngắn nhất, họ chọn những thương hiệu đã thành công tại thị trường bản địa, những thương hiệu thành công, dẫn đầu trong một ngành nghề nào đấy.

Quốc Dũng

Cùng chuyên mục
XEM