[Nổi bật] Soi cỗ máy kiếm tiền 'khủng' của HAGL, VietJet đang ấp ủ tham vọng gì?

26/02/2015 19:00 PM |

 [Q&A] Muốn mua nhà ga T1, VietJet đang ấp ủ tham vọng gì? Xem thêm

VietJet không ngần ngại thể hiện tham vọng chinh phục bầu trời quốc tế, trước mắt là bầu trời mở ASEAN. Hãng cũng có những bước tiến đầy thách thức với “người khổng lồ” Vietnam Airlines.

Thứ nhất, VietJet thành lập Công ty VietjetAir Cargo nhằm khai thác tốt hơn thị trường vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không tại Việt Nam và quốc tế. Động thái này được đánh giá là một bước đi khá táo bạo và là doanh nghiệp hàng không đầu tiên được cấp phép khai thác vận chuyển hàng hóa, vì ngay cả Vietnam Airlines với bề dày kinh nghiệm mấy chục năm vẫn chưa thể thực hiện điều này.

Thứ hai, lấn sân sang các dịch vụ mặt đất. Việc bày tỏ tham vọng muốn khai thác toàn bộ nhà ga T1 trong 20 năm là một ví dụ. Trước đó, VietJet cũng đã mua 562.000 cổ phần (tương đương 4% vốn điều lệ) của Công ty Phục vụ Mặt đất Sài Gòn ngay sau khi đơn vị này IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng).

Thứ ba, đón bầu trời mở của ASEAN và quốc tế. Với Thái Lan, VietJet đã mở đường bay và lập liên doanh hàng không Thai VietJet - đây là bước đi đầu tiên trong kế hoạch chinh phục các thị trường quốc tế thông qua các hình thức hợp tác và thành lập liên doanh của VietJetAir. Bên cạnh đó, VietJet cũng đưa vào tầm ngắm các điểm đến mới gồm Jakarta, Kuala Lumpur và Manila.

 [Q&A] 'Nội soi' cỗ máy kiếm tiền 'khủng' HAGL của bầu Đức Xem thêm

Về giá trị thị trường, đến cuối tháng 2/2015, HAGL trị giá khoảng 17.500 tỷ đồng.

Vốn điều lệ doanh nghiệp này xấp xỉ 8.000 tỷ đồng. Tổng tài sản (đến 31/12/2014) là 36.369,2 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng và lợi nhuận thuần năm 2014 lần lượt đạt 3.056,9 và 1.556,7 tỷ đồng. Tin vui là dù kết quả này vẫn chưa lấy lại phong độ của những năm 2009-2012, nhưng đã tăng với năm 2013.

 Bên trong phi cơ mới tậu 27,5 triệu USD của bầu Đức có gì? Xem thêm

Thông tin gần đây cho thấy, bầu Đức - người giàu thứ 2 trên thị trường chứng khoán Việt Nam với khối tài sản hơn 7.600 tỷ đồng vừa mới "tậu" phi cơ riêng mới. Đây là loại máy bay Legacy 600 có giá khoảng 27,5 triệu USD.

Trước đó, đại gia phố núi này được biết đến là người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay riêng là dòng King Air 350 trị giá 7 triệu USD.

 Làm thế nào để trở thành tỷ phú trong 2 năm? Xem thêm

- Start-up về công nghệ phải có khả năng phát triển, kiếm được nhiều doanh thu nhất trong khoảng thời gian nhanh nhất, rồi sau đó bán nó đi.

- Bạn nên thành lập một đội ngũ - những người thông minh nhất, và cùng suy nghĩ thấu đáo về một ý tưởng có thể giúp bạn kiếm tiền.

- Ý tưởng Start-up cần đủ thú vị để thu hút sự chú ý của truyền thông; và có thể được phát triển trong 3-6 tháng.

- Đến năm hai, sản phẩm của bạn phải có mặt trên thị trường và được lòng khách hàng, giá trị công ty bạn có thể ở ngưỡng hơn một tỷ đô la, và bạn đã sẵn sàng để bán nó.

 Vietjet muốn mua lại nửa sân bay quốc tế Nội Bài Xem thêm

Sáng nay 25-2, tại cuộc họp về huy động vốn xã hội hoá đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng đã đưa ra quyết định nhượng quyền khai thác sảnh E nhà ga T1 sân bay quốc tế Nội Bài cho hãng hàng không Vietjet.

Trước đó, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet Nguyễn Thanh Hùng đã có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị cho phép Vietjet được nhượng quyền khai thác thương mại toàn bộ Nhà ga hành khách mới T1, cùng với nhà ga cũ T2 là 2 nhà ga của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài trong thời hạn 20 năm.

 Đà Nẵng xếp thứ 6 trong các thành phố tiến bộ nhất thế giới Xem thêm

Theo trang The Richest, việc mở rộng và nâng cấp sân bay quốc tế Đà Nẵng năm 2011, sự phát triển các khu nghỉ mát dọc theo bờ biển và nhiều chuyến bay trực tiếp từ Hong Kong… giúp du khách dễ dàng đến với Đà Nẵng.

Ngoài ra, nền văn hóa và ẩm thực đa dạng cùng những khách sạn độc đáo sẽ để lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị.

Đây là lần thứ 2 trong năm 2015, TP Đà Nẵng được các tổ chức quốc tế vinh danh. Ngày 9/1, tờ The New York Times (Mỹ) cũng chọn Đà Nẵng vào top 52 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới năm 2015.

 Doanh nhân như ngọn cỏ trên sa mạc Xem thêm

- Ông Đỗ Duy Thái khởi nghiệp kinh doanh các sản phẩm cao su cùng các anh em trong gia đình với số vốn bằng không. Sau một năm, những sản phẩm của ông đã có chất lượng tương đương các sản phẩm ngoại.

- Sau đó, ông tiếp tục đầu tư vào ngành thép. Sự ra đời của Thép Việt là bước ngoặt đánh dấu Nguyễn Duy Thái trở thành nhà đầu tư tư nhân lớn nhất nước trong ngành thép.

- Ông cho rằng, với ngành luyện thép thì phải nghĩ nhiều đến chiến lược hơn là chiến thuật. Kinh doanh ngành khác có thể tính tháng, tính năm, nhưng với ngành công nghiệp nặng thì phải vài chục năm.

Nguyễn Trung Anh

Cùng chuyên mục
XEM