[Nổi bật] Đừng sợ người Thái thâu tóm thương hiệu Việt, Lao động nội - ngoại, lương sao cho bằng?

19/01/2015 18:40 PM |

Nối cáp quang AAG hoàn thành chậm hơn dự kiến Xem thêm

Theo thông tin từ đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia Gateway Pacific), vào 18h16 phút ngày 17/1, mối nối đầu tiên đã được hoàn thành, muộn hơn 1 ngày so với lịch dự kiến. Do đó, đến ngày 24/1, toàn bộ kênh truyền mới được khôi phục hoàn toàn. 

Thụy Sĩ sản xuất phiên bản đồng hồ Hoàng Sa, Trường Sa Xem thêm

Phiên bản đồng hồ Hoàng Sa -Trường Sa được thiết kế rất đặc biệt, giản dị nhưng khá tinh tế. Trên mặt đồng hồ, ngay tại vị trí 12g là quốc kỳ Việt Nam đỏ tươi, thể hiện sự uy nghi, trường tồn của Tổ quốc và cũng là niềm tự hào dân tộc.

Giữa tâm điểm của mặt số là dòng chữ “Hoang Sa & Truong Sa belong to Vietnam” (Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam).

Ở mặt đáy của đồng hồ được hãng Candino sử dụng công nghệ khắc cao cấp, làm nổi lên hình dáng đất nước Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc một cách tinh xảo.

Mark Zuckerberg: Thiên tài cũng không thể khởi nghiệp 1 mình Xem thêm

Zuckerberg nói rằng nỗ lực của một người không bao giờ đủ. Truyền thông thường đơn giản hóa về những gì phải làm khi khởi nghiệp kinh doanh. Điều này khiến mọi người nghĩ rằng chỉ cần một người với ý tưởng vĩ đại nào đó là có thể xây dựng công ty.

Thay vào đó, anh cho rằng để tạo lập một công ty cần phải có hàng loạt người làm việc cùng nhau trong một thời gian dài.

Jack Ma vs. Jeff Bezos: Đông- tây khác biệt (P1) Xem thêm

Cùng đầu tư vào thương mại điện tử nhưng Jeff Bezos và Jack Ma chia nhau cai quản “bờ cõi” của riêng mình: Kẻ đông, người tây.

Nhiều năm sau, cả hai người cùng hướng tới những cái tên tương tự cho công ty của chính mình. Bezos từng muốn đặt Amazon là Cadabra, một cái tên có ý nghĩ phép màu kỳ diệu. Ma muốn Alibaba, hy vọng cái tên này sẽ mở được nhiều cửa chỉ với câu thần chú “vừng ơi mở cửa ra”. Nhưng có một điểm khá tương đồng mà hai ông trùm công nghệ này đều theo đuổi chính là: thương mại điện tử và phép thuật.

Người Thái thâu tóm thương hiệu Việt – Cần được nhìn nhận cởi mở hơn! Xem thêm

Theo Tiến sĩ Phan Minh Ngọc, có 4 lý do để coi việc các doanh nghiệp Việt Nam bị thâu tóm bởi các đại gia Thái Lan là điều bình thường, không quá đáng ngại.

- Thứ nhất, các đại gia Thái Lan này đều là tỷ phú đô la, nên đương nhiên là nếu họ thích, quan tâm và muốn thâu tóm thì họ sẽ có đủ tiềm lực (và chẳng cần phải xin phép, hỏi ý kiến ai) để thâu tóm được nhiều

- Thứ hai, chuyện thâu tóm của các đại gia Thái Lan này (với giá cao ngất ngưởng) không chắc chắn là đúng đắn, hợp lý, có lời trong cả ngắn lẫn dài hạn.

- Thứ ba, những doanh nghiệp và thương hiệu này sau khi bị thâu tóm thì vẫn còn đó, vẫn có xuất sứ từ Việt Nam, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam 

- Thứ tư, sự thâu tóm của các đại gia Thái Lan này được gắn một cách khiên cưỡng với nguy cơ hàng hóa Thái Lan sẽ lấn át hàng trong nước, đe dọa lợi thế “sân nhà” của hàng Việt.

[Q&A] Xiaomi là gì và tại sao lại được mệnh danh là 'kẻ thách thức' Apple? Xem thêm

Chỉ trong vòng chưa tới 5 năm, công ty này từ một công ty khởi nghiệp đã vươn mình trở thành một "tay chơi" lớn tại thị trường smartphone toàn cầu. Xiaomi hiện tại được các nhà phân tích so sánh ngang với Apple. Sản phẩm của công ty có độ bao phủ từ thị trường bình dân đến cao cấp, và họ không dấu giếm tham vọng tiến xa hơn ra ngoài thị trường Châu Á.

Tuy nhiên, vẫn còn những điều chúng ta chưa biết hết về công ty này. Các công ty đến từ nước ngoài thường gặp khó khăn ban đầu trong việc định hình thương hiệu tại thị trường Mỹ, ví dụ điển hình là Alibaba. Để có cái nhìn rõ hơn về Xiaomi, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem Xiaomi là ai và tham vọng của họ là như thế nào.

Mô hình quản lý ở Vincom khác Parkson như thế nào? Xem thêm

Dù có nhiều trung tâm thương mại nhưng thực tế tại thị trường Việt Nam có 3 mô hình quản lý và quản lý doanh thu phổ biến nhất đó là:

i) Mô hình cho thuê mặt bằng thuần túy và doanh thu đến từ tiền cho chủ gian hàng thuê mặt bằng;

ii) Mô hình chia sẻ doanh thu;

iii) Mô hình tự kinh doanh

Với người mua hàng, đa phần các TTTM đều khá giống nhau, nhưng với chủ hàng, có những đặc điểm rất khác nhau trong những mô hình này, đủ để họ quyết định xem nên tham gia vào mô hình này hay không.

Lao động nội “kêu” lao động ngoại lương cao, làm sao cho hết bất công? Xem thêm

Thường ở cùng một vị trí, người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp Việt Nam sẽ có mức lương cao hơn so với người bản địa. Tuy nhiên, nếu mức lương quá chênh lệch có thể dẫn tới sự bất mãn trong tâm lý của nhân viên, khiến họ chỉ mải mê so sánh sự bất công mà quên mất trách nhiệm với công việc.

Ông Nguyễn Ngọc Anh Tuấn, phó Tổng giám đốc phụ trách nguồn nhân lực của Công ty ICP cho rằng, thông thường, khi xác định mức lương trả cho lao động nước ngoài, đặc biệt khi tuyển dụng từ thị trường ngoài nước, các Công ty sẽ phải trả lương ngang mức lương của thị trường nước đó mới thu hút được.

​Do vậy, lương đã có thể cao hơn lao động trong nước. Mặt khác, do yếu tố chuyển vùng, lao động nước ngoài còn thường được thoả thuận thêm về phụ cấp sinh hoạt, giáo dục, chăm sóc y tế, di chuyển,  bảo hiểm…

Dù sự chênh lệch có thể là điều không tránh khỏi, đây là mâu thuẫn bắt buộc phải giải quyết, nếu không bản thân doanh nghiệp sẽ phải chịu thiệt hại nặng nề và khó giữ chân người lao động.

Cùng chuyên mục
XEM