Nghịch lý ở Trung Quốc và cái chết của ngành bất động sản

03/01/2014 08:27 AM |

Ô nhiễm môi trường có thể giết chết ngành bất động sản của Trung Quốc.

Một số ý kiến cho rằng bất động sản Trung Quốc là khối bong bóng sắp nổ, khi nguồn cung cứ liên tục tăng nhanh vì mục đích kích thích tăng trưởng kinh tế. Một số khác lại cho rằng, không hề có bong bóng trong ngành bất động sản của nước này. Dân số khổng lồ và sự dịch chuyển dân cư từ nông thôn lên thành thị sẽ giúp cung gặp được cầu.

Chưa xét đến việc, quan điểm nào đúng, nhưng chắc chắn rằng, một ngày nào đó bất động sản của Trung Quốc sẽ “chết” nếu tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nước này cứ tiếp diễn như hiện tại. Những thế hệ sau thà rời bỏ nước bụi bặm này còn hơn là chuyển đến sinh sống ở những thành phố ô nhiễm. Thế thì, chả sớm thì muộn cầu sẽ chẳng đáp ứng được cung đang tăng vòn vọt kia.

Trung Quốc thải ra lượng cacbon đi-ô-xít nhiều nhất thế giới, hiệu ứng nhà kính là tình hình khó có thể thay đổi một sớm một chiều, bởi vì Chính phủ Trung Quốc không những không đưa ra giải pháp giảm thiểu mà chính là ung nhọt làm vấn đề càng trầm trọng hơn.

Công bằng mà nói, một phần ô nhiễm ở Trung Quốc là kết quả của quá trình công nghiệp hóa chóng mặt, đây là hệ quả mà bất kỳ nước công nghiệp nào cũng phải đối mặt, chỉ khác nhau ở mức độ nào mà thôi. Điều này đồng nghĩa với việc, vấn đề ô nhiễm sẽ được giải quyết tức thì bằng cách chuyển đổi từ một nền kinh tế công nghiệp sang một nền kinh tế dịch vụ.

Trong khoảng thời gian đó, Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu bảo vệ môi trường lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của nước này. Tại Hội nghị thượng đỉnh thay đổi khí hậu ở Dubai, Nam Phi, thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu: “Bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường là chiến lược dài hạn cũng là nhiệm vụ thực tế cấp bách của Trung Quốc”.

Thực sự vậy, Trung Quốc vừa đưa ra một chính sách môi trường tương tự với chính sách của quốc gia thải ra lượng cacbon đi-ô-xít đứng thứ hai thế giới là Mỹ, và nước này cũng là chủ nhà của hội thảo lần trước của Liên Hiệp Quốc về thay đổi khí hậu.


Tuy nhiên, nếu ở Mỹ và một số quốc gia phát triển khác, thủ phạm gây ô nhiễm môi trường là các công ty tư nhân, thì ở Trung Quốc lại chính là những tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước (SOE) và các địa phương (TVE).

Thành thử ra, chính chủ sở hữu và quản lý các Công ty này – Chính phủ Trung Quốc, đang vùi dập với những gì mà họ tuyên bố hùng hồn trước thế giới.

Hơn thế nữa, các SOE và TVE là những đơn vị sự nghiệp hơn là những doanh nghiệp thực thụ. Những đơn vị này cung cấp việc làm cho những công nhân trong công đoàn, hỗ trợ tài chính cho trường học và bệnh viện. Điều đó khiến cho nếu Chính phủ mà xử phạt những đơn vị này, sẽ gây tổn thất cho chính người dân, thế nên cuối cùng quy định đặt ra là để đấy tham khảo mà thôi.

Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ hệ thống một Đảng duy nhất của nước này, nơi mà tất cả sức mạnh luật pháp đặt vào tay một nhóm người. Thành thử ra, tạo ra cục diện thật trớ trêu: Chính phủ vừa là người đặt ra quy định, vừa là đối tượng áp dụng của chính quy định mà họ đặt ra.

Sự phi lý này dẫn đến khó mà đem những kẻ gây ô nhiễm môi trường ra ánh sáng của công lý được.

Cuối cùng, dù cho bất động sản Trung Quốc là khối bong bóng hay không, thì ngành này vẫn có nguy cơ sẽ sụy đổ một ngày nào đó nếu tình trạng ô nhiễm môi trường không được cải thiện và giới trẻ lựa chọn rời bỏ quê hương hơn là sống trong môi trường khói bụi.

>> Người nghèo ở Mỹ vs người giàu ở Trung Quốc

Hải Thanh

thuydtt

Cùng chuyên mục
XEM