Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang phải đối mặt 3 thách thức lớn sau

29/12/2015 09:44 AM |

Là một trong những mặt hàng chủ lực trong ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhưng 2015 được xem là năm khó khăn với ngành cá tra.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo xuất khẩu cá tra năm 2016 sẽ tiếp tục giảm và ước đạt 1,5 tỉ USD, giảm 15% so với năm 2015.

Mới đây tại hội thảo “Công bố kết quả khảo sát hoạt động phân tích, nghiên cứu chuỗi giá trị thủy sản”, ông Võ Hùng Dũng, phó chủ tịch kiêm Tổng thu ký Hiệp hội cá tra Việt Nam nêu lên ba thách thức lớn ngành này hiện đang gặp phải gồm:

Khâu sản xuất giống bị bỏ ngỏ

Theo ông Dũng, hiện có hàng trăm cơ sở sản xuất cá tra giống nhưng chất lượng hoàn toàn bỏ ngỏ. Trong khi số lượng cơ sở nuôi thương mại đạt chứng nhận VietGAP từ 20% năm 2013 lên 50% năm 2015 thì cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long chỉ có một trại sản xuất giống đạt chứng nhận GlobalGAP.

Việc thiếu đầu tư vào khâu sản xuất giống khiến các bột ương lên cá giống để nuôi thương mại chỉ đạt tỷ lệ sống sót 10%.

Bao tiêu sản xuất nguyên liệu, thức ăn làm xói mòn năng lực cạnh tranh

Chuyên gia này cho biết hiện các nhà máy chế biến ngoài việc thu mua cá, chế biến từ các hộ nuôi liên kết còn “bao” luôn việc sản xuất nguyên liệu và thưc ăn. Theo phản ánh từ hộ nuôi cá nếu họ lấy thức ăn từ nhà máy khác (dù có hệ số tốt hơn) thì doanh nghiệp liên kết sẽ không mua cá của họ.

Điều này là một thách thức làm giảm năng lực cạnh tranh và có thể là nguyên nhân khiến gái thức ăn không giảm dù giá nguyên liệu đầu vào giảm trong thời gian qua.

Thách thức về xây dựng thương hiệu

Ông Dũng chia sẻ nghiên cứu thị trường của một doanh nghiệp nước ngoài cho biết các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam không hiểu về tập quán, sở thích của người tiêu dùng ở nước ngoài nên không thể nào xây dựng được thương hiệu, chưa thực hiện được những khảo sát thị trường xuất khẩu để đưa ra chiến lược thích hợp.

An Bình

Cùng chuyên mục
XEM