Kỷ nguyên trỗi dậy của các quốc gia vùng Vịnh

12/01/2015 08:30 AM |

Quyền lực kinh tế và tầm ảnh hưởng chính trị đang dịch chuyển sang tay các quốc gia vùng Vịnh? Liệu nó có thể tồn tại hay không?

Dubai đã đạt được rất nhiều kỷ lục. Quốc gia này sở hữu toà nhà cao nhất thế giới là The Burj Khalifa, trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới là The Dubai Mall và chuỗi vòng vàng thủ công dài nhất thế giới tới 5,52 km. Tuy nhiên, vượt xa những sự phô trương kể trên, thành phố này còn đạt được vô số thành tựu rất thực tế.

Tháng 9 năm ngoái, sân bay quốc tế Dubai đã vượt Heathrow Airport tại London, Anh trở thành sân bay bận rộn nhất thế giới với sức phục vụ 68,9 triệu hành khách hàng năm.

Sự giàu có về dầu mỏ, lợi thế về địa lý, khát vọng và sự đầu tư thận trọng đã biến Dubai trở thành trung tâm vận chuyển chính cho cả con người và hàng hoá qua vùng Trung Đông. Emirates, hãng vận chuyển hàng đầu Dubai cũng là một trong những hãng hàng không số 1 thế giới. The Jebel Ali được xếp hạng là cảng biển bận rộn thứ 9 trên thế giới.

Dubai World Central - trung tâm hậu cần quanh sân bay mới sẽ lớn gấp 2 lần diện tích Hong Kong sau khi hoàn thành và sở hữu những con đường hiện đại nhất trên thế giới. Dubai cũng là 1 trong 7 thành viên của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) - đơn vị đang lên kế hoạch xây dựng đường ray xe lửa trị giá tới 25 tỷ USD nhằm tạo ra mạng lưới kết nối giữa 6 thành viên Hội đồng hợp tác vùng vịnh (GCC).

Fadi Ghanour - nhà sáng lập của Aramex - một công ty chuyển phát có trụ sở tại Dubai nói rằng thành phố này có một “cơ sở hạ tầng mềm” tuyệt vời. “Dubai có luật pháp đúng đắn, chính quyền đối xử với các doanh nghiệp như khách hàng, còn nhà chức trách luôn nói được làm được”. 

Một ví dụ điển hình là hành lang hàng hải miễn phí giữa cảng biển và các sân bay cho phép doanh nghiệp nhập và xuất khẩu những nguyên vật liệu thô mà không phải trả phí. Cũng không có sự kiểm soát ngoại hối và tính thuế. Không mấy ngạc nhiên khi DHL - một công ty hậu cần xếp hạng UAE đứng thứ 12 trong Chỉ số kết nối toàn cầu, chỉ sau Hong Kong và trên cả Pháp và Ý.

Cũng một phần nhờ tốc độ phát triển của Dubai, UAE trở thành trung tâm kinh tế hấp dẫn trong khu vực - một tiền đề để khiến nó sớm trở thành thể chế chính trị vững chắc.

“Đã đến thời khắc quyết định để GCC nắm quyền lãnh đạo. Chỉ UAE mới có đủ năng lượng, sức trẻ và tầm nhìn để làm việc này. Bản thân nó cũng đang tỏ ra rất quan tâm”, Nasser Saidi - chuyên gia kinh tế tại Dubai nói.

Lực lượng không quân của UAE tham gia vào nhiệm vụ chiến đấu tại Libya mà dẫn đầu là NATO trong năm 2011 và hiện là thành viên trong Liên minh chống lại nhà nước Hồi giáo tại Syria (mặc dù Mỹ đóng vai trò chính trong hầu hết các cuộc tấn công). Cùng với đó, Ả rập Saudi đang rót thêm tiền nhằm vực dậy vị tướng Abdel-Fattah al-Sisi của Ai Cập - người đã hạ gục được Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo vào năm 2013. UAE cũng đang gây áp lực lên các quốc gia khác bao gồm cả Anh để kiềm chế quyền lực chính trị của nhóm Hồi giáo.

Một phần thành công của Dubai là về vị trí nằm giữa châu Âu, châu Á, châu Phi và sự ổn định trong một khu vực bị thiệt hại nhiều do chiến tranh và bất ổn về chính trị. “Đây là nơi trú ẩn an toàn duy nhất cho bất kể ai đang mắc kẹt giữa một mớ rắc rối xung quanh”, Saidi nói.

Những nhà hoạch định chính sách của Dubai cũng thật sự có tầm nhìn lớn. Khi Ghandour thành lập Aramex (một công ty chuyển phát nhanh) vào năm 1982 ông đã ngay lập tức biến Bahrain trở thành trung tâm hậu cần và sau này là trung tâm tài chính hàng đầu của khu vực. Giữa những năm 1980, ông chuyển đến Dubai.

Abi Dhabi, nơi cách Dubai chỉ hơn 1 giờ lái xe đang mở rộng sân bay của họ, đồng thời là trụ sở của hãng hàng không hàng đầu thế giới Etihad. Abu Dhabi cũng lên kế hoạch khoản vay 300 triệu dirhams (khoảng 82 triệu USD) để mở rộng cảng biển Al Khalifa.

Qatar cũng vừa mở sân bay mới và Qatar Airways - một hãng hàng không lớn hơn Etihad nhưng nhỏ hơn Emirates đang cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá và hành khách. Trong Chỉ số năng lực quốc gia về Hậu cần của World Bank, nó chỉ đứng sau UAE 2 bậc.

Oman thì coi cảng biển của họ tại Duqm trên biển Ấn Độ Dương có triển vọng hơn nhiều so với Jebel Ali kể từ khi những con tàu không phải đi qua eo biển bận rộn Hormuz để đến đây. Ả rập Saudi đang đầu tư 500 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng trong năm 2020, bao gồm cả việc xây một thànhh phố mới để kích thích sự phát triển kinh tế, một trung tâm tài chính, một ga tàu điện ngầm và những trường học. Bahrain và Kuwait cũng đang tiêu mạnh tay hơn cho cơ sở hạ tầng.

Câu hỏi đặt ra là liệu những dự án khổng lồ như vậy có ý nghĩa về kinh tế hay không khi giá dầu đang lao dốc không phanh, còn thị trường chứng khoán thì sụt giảm trên toàn khu vực. Thậm chí Dubai đã xác nhận họ có thể mắc sai lầm. Chỉ 6 năm kể từ khi thị trường bất động sản sụp đổ buộc Dubai World - một công ty thuộc sở hữu của nhà nước phải kêu gọi gói cứu trợ từ Abu Dhabi. Bản thân toà nhà Burj Dubai cao 828m cũng đã nhanh chóng được đặt tên lại là Burj Khalifa như một lời cảm ơn tới vị cứu tinh Sheikh Khalifa trước nguy cơ chìm trong nợ nần.

>> Những sự thật ít người biết về 'vua dầu mỏ' Ả rập Saudi

Vân Đàm

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM