Hiểu động thái tăng lãi suất của Fed chỉ trong 2 phút

17/12/2015 16:18 PM |

Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) vừa có một bước đi quan trọng vào ngày 16/12/2015 khi quyết định tăng lãi suất thêm 0,25%.

Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) vừa có một bước đi quan trọng vào ngày 16/12/2015 khi quyết định tăng lãi suất thêm 0,25%. Đây là một khoảnh khắc đáng ghi nhớ không chỉ đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, mà nó còn ảnh hưởng sâu rộng đến bức tranh kinh tế tài chính toàn cầu.

1. Đây là lần tăng lãi suất đầu tiên trong gần 10 năm

Đây là lần tăng lãi suất đầu tiên của Fed kể từ tháng 6/2006. Lúc đó, nền kinh tế đang hết sức nóng bỏng: Tỉ lệ thất nghiệp đang ở mức 4,4%, và bong bóng bất động sản chuẩn bị vỡ. Fed đã quyết định làm dịu tình hình bằng cách tăng lãi suất.

2. Đây là một dấu hiệu tốt cho nền kinh tế

Lãi suất tăng là một dấu hiệu cho thấy ngân hàng trung ương Hoa Kỳ rất tự tin về sức mạnh của nền kinh tế và khả năng giải quyết các vấn đề khi chi phí đi vay cao hơn. Điều này cũng cho thấy nền kinh tế đã tiến xa đến đâu kể từ khi cuộc Đại suy thoái chấm dứt vào năm 2009, khi tỉ lệ thất nghiệp chạm ngưỡng 10%. Bây giờ con số này là 5%.

3. Lãi suất vượt khỏi mức 0%

Fed đặt mức lãi suất gần mức 0% vào tháng 12/2008 để vực dậy nền kinh tế và kích thích thị trường nhà đất vừa sụp đổ. Kể từ đó đến nay mức lãi suất vẫn chưa hề thay đổi.

4. Fed muốn tăng lãi suất từ từ

Fed tăng lãi suất mục tiêu từ gần 0% lên 0,25%. Đây là một bước tiến rất nhỏ. Fed tuyên bố rằng mức lãi suất sẽ tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm vào năm sau.

5. Người gửi tiền tiết kiệm cuối cùng cũng được hưởng tiền lãi

Nếu bạn để tiền của mình vào tài khoản tiết kiệm, bạn sẽ bắt đầu được hưởng tiền lãi trong vài năm tới khi mức lãi suất bắt đầu tăng dần lên. Đây là một sự thay đổi lớn kể từ năm 2008.

6. Mức lãi suất cao hơn thường không tốt cho cổ phiếu

Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Khi Fed tăng lãi suất lần gần đây nhất trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2006, chỉ số S&P 500 đã tăng lên 15%. Nhưng mức lãi suất cao hơn cũng khiến chi phí đi vay của các công ty tăng lên. Và điều này có thể khiến bước đi của cả nền kinh tế chậm lại, và tất nhiên không phải là điều mà các thị trường chứng khoán mong muốn. Vào thứ Tư vừa rồi, các cổ phiếu ở Mỹ đang tăng cao hơn sau khi việc lãi suất tăng được công bố.

7. Mức lãi suất cao sẽ làm đồng đô la mạnh hơn

Đồng đô la mạnh hơn là một lợi ích không nhỏ cho du khách Hoa Kỳ nhưng lại không tốt cho các doanh nghiệp của nước này, chẳng hạn như Apple và Nike, vốn chủ yếu bán sản phẩm của mình ở nước ngoài. Một đồng đô la mạnh hơn khiến các sản phẩm của Hoa Kỳ trở nên đắt hươn – và tất nhiên là ít hấp dẫn hơn – đối với người tiêu dùng nước ngoài.

8. Fed không muốn chậm trễ

Fed không muốn tác động tiêu cực đến nền thương mại của Hoa Kỳ. Lãi suất thường cần một vài tháng mới thực sự có tác động đến nền kinh tế. Nếu động thái này bị dời lại, nó sẽ đẩy rủi ro của một nên kinh tế quá nóng lên cao.

9. Gần như tất cả mọi người đều mong chờ một mức lãi suất cao hơn

Hơn 80% giới doanh nhân trông đợi Fed tăng lãi suất, đây là kết quả phân tích do Tập đoàn CME thực hiện.

10. Động thái lịch sử của Fed do Janet Yellen dẫn đầu

Cựu chủ tịch Fed Ben Bernanke đã lãnh đạo tổ chức này trong lần tăng lãi suất vào năm 2006. Giờ đây, người kế nhiệm do chính ông lựa chọn, Janet Yellen, đang nắm quyền lãnh đạo. Bà cũng là phụ nữ đầu tiên nắm giữ cương vị chủ tịch Fed trong suốt lịch sử 112 năm của tổ chức này.

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM