Hiệp định RCEP vs TPP: RCEP có xác suất thành công cao hơn

05/12/2014 09:27 AM |

Các chuyên gia phân tích của ngân hàng ANZ cho rằng, mặc dù TPP được đề cao là “tiêu chuẩn vàng” hay “FTA của Thế kỷ 21” song RCEP hứa hẹn sẽ mang lại kết quả khả quan hơn cho châu Á.

Ngày 03/12/2014, tại Hội thảo Cập nhật Tình hình Kinh tế Thế giới 2015 do Ngân hàng ANZ Việt Nam  tổ chức liên quan đến thương mại đầu tư, ông Glenn B. Maguire – chuyên gia kinh tế trưởng Nam Á, Asean, Thái Bình Dương cho rằng:

Sau thất bại của vòng đàm phán Đô – ha giữa năm 2008, quan hệ thương mại song phương gia tăng mạnh so với thương  mại đa phương. Đặc biệt, châu Á tăng cường sử dụng các Hiệp định thương mại tự do song phương để cắt giảm thuế quan và điều hòa thương mại giữa các mạng lưới sản xuất.

“Lịch sử giai đoạn gần đây cho thấy phạm vi của Hiệp định càng rộng, xác suất thành công càng thấp” - Glenn B. Maguire.

Có 3 hiệp định đang là mối quan tâm của khu vực và thế giới: Cộng đồng kinh tế AEC (hiệu lực vào cuối năm 2015); Hiệp định TPP (Kỳ vọng hoàn tất đàm phán vào đầu 2015); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực - RCEP (dự kiến hoàn tất đàm phán vào cuối 2015). Trong đó tất cả các thành viên trong AEC đều năm trong RCEP.

Tiến trình của Cộng đồng kinh tế AEC và RCEP cho thấy việc đàm phán thương mại giữa một nhóm nhỏ các nền kinh tế có “chung ý tưởng” tương đối dễ dàng hơn so với các vòng đàm phán thương mại đa phương.

Ông Glenn B. Maguire cho rằng, một trong những nguyên nhân chính vì sao RCEP có xác suất thành công cao hơn là vì hiệp định này giải quyết những nhu cầu đặc biệt của các nước kém phát triển hơn trong ASEAN thông qua việc cung cấp hỗ trợ phát triển.

Trong khi đó, TPP là một hiệp định về hội nhập và gắn kết về kinh tế không chỉ thương mại. Được ví là Hiệp định của Thế kỷ 21 nhưng ANZ hoài nghi về khả năng thành công của TPP và cho rằng RCEP hứa hẹn mang lại kết quả khả quan hơn cho châu Á. Bởi TPP đang phải đối mặt với những thách thức: (i) Cách tiếp cận của Nhật Bản và Ấn Độ đối với ngành nông nghiệp; (ii) Thất bại của ông Obama ở Hạ viện Mỹ.

RCEP sẽ thúc đẩy thương mại mạnh hơn, thân thiện hơn với chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các quy định về FDI. RCEP sẽ làm giảm sự trùng lắp giữa các FTA của châu Á và giàm bớt nguy cơ tạo ra một “nồi lẩu” châu Á với quá nhiều quy tắc thương mại. Đồng thời  RCEP góp phần giảm thiểu tâm lý bảo hộ trong nền kinh tế toàn cầu; giảm các rào cản thương mại, chi phí nhập khẩu hàng hóa và hàng tiêu dùng, làm lợi cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.

>> Đầu năm 2015 sẽ ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

Theo Thanh Giang

Cùng chuyên mục
XEM