Hàng nội địa Việt Nam có thực sự chiếm ưu thế?

06/07/2014 09:21 AM |

Tại lễ tổng kết 5 năm cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, một số số liệu báo cáo cho thấy, thành phần hàng hóa nội địa hóa chủ yếu vẫn là hàng nông nghiệp, tiêu dùng hàng ngày.

Cụ thể, theo báo cáo của bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), các mặt hàng dệt may, da giày đạt tỷ lệ 80% người tiêu dùng ưa chuộng; nhóm hàng thực phẩm, rau quả chiếm trên 58%.

Trong hệ thống siêu thị của một số DN trong nước, hàng hoá sản xuất trong nước chiếm tỷ trọng lớn từ 80 - 90%, như hệ thống Big C có tới gần 90% là hàng sản xuất trong nước, hệ thống siêu thị của Saigon Coop, tỷ lệ này là gần 95%, hệ thống Vinatex mart tỷ lệ này lên tới 100%.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là trong ba ngân hàng trên, Saigon Co.op đã lựa chọn con đường kinh doanh hàng Việt, là nhà phân phối thuần Việt từ ngày đầu thành lập (1999), Big C là thành viên siêu thị đồng hành cùng cuộc vận động còn Vinatex mart là siêu thị hoạt động trên tiêu chí hệ thống phân phối 100% hàng nội địa.  

Theo Công đoàn ngành Công Thương, từ 2009 đến nay, tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm đầu vào, nguyên liệu và thiết bị máy móc của DN tăng bình quân 25%.

Tuy nhiên, tại cuộc gặp mặt Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm 28/6, Phó Chủ tịch Hiệp hội cao su nhựa TP.HCM, ông Trần Việt Anh cho biết hơn 3.000 doanh nghiệp nhựa, lý do bởi nguồn nhập nguyên liệu hiện bị lệ thuộc lớn.

Năm 2013, ngành cao su nhựa Việt Nam nhập 6 tỷ USD nguyên phụ liệu, con số này trong 6 tháng đầu năm 2014 nhập là 3 tỷ USD, chưa kể, 90% máy móc thiết bị và 80% nguyên phụ liệu, vật tư nhập từ Trung Quốc.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may TP.HCM, ông Phạm Xuân Hồng, 6 tháng đầu năm 2014, doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của ngành tương đối tốt nhưng lợi nhuận giảm. Lý do ngoài hiệu quả cạnh tranh thấp là việc phụ thuộc nhiều nguyên phụ liệu nhập khẩu (chiếm khoảng 70%), trong đó khoảng 30% nhập từ Trung Quốc.

Tổng giám đốc Vina Giầy, ông Vũ Văn Minh cũng đề nghị sự trợ giúp của Nhà nước trong việc nâng tỷ lệ nội địa nguyên phụ liệu, giúp ngành da giày vượt qua những khó khăn tương tự.

Về chất lượng hàng hóa, Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong năm 2013, Hội tiếp nhận và xử lý khoảng 1.000 vụ khiếu nại về chất lượng hàng hóa do Việt Nam sản xuất.

70% số vụ khiếu nại liên quan đến chất lượng hàng hóa như thực phẩm, công nghệ.
Tuy nhiên, theo ông Hùng, con số này vẫn chưa thể hiện hết thực trạng chất lượng hàng hóa trên thị trường do người Việt chưa có thói quen khiếu nại lên cơ quan bảo vệ người tiêu dùng.

Được biết, từ 7/2009 đến 5/2014, 618 đề án với tổng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước là 375,75 tỷ đồng đã được Bộ Công Thương phê duyệt nhằm xúc tiến thương mại (XTTM) và mở rộng thị trường. Trong đó, 356 đề án XTTM (tương đương 57%) tập trung vào thị trường trong nước, miền núi, biên giới và hải đảo, chiếm tổng kinh phí nhà nước hỗ trợ lên 167,78 tỷ đồng (tương đương 44%).

>> 80% người tiêu dùng chọn hàng dệt may trong nước

anhnt

Cùng chuyên mục
XEM