Hàng chục nghìn người đang quyên góp tiền, Hy Lạp sắp được cứu?

01/07/2015 14:59 PM |

Một thanh niên 29 tuổi tại London tên là Thom Feeny đang nỗ lực giải quyết khối nợ của Hy Lạp thông qua chiến dịch gây quỹ từ cộng đồng qua website Indiegogo.

Crowdfunding (hình thức gây vốn từ cộng đồng) là công cụ thường được sử dụng mỗi khi cần đến nguồn vốn. Tuy nhiên hiện tại, lần đầu tiên trong lịch sử, nó được sử dụng để cứu một đất nước.

Khủng hoảng tài chính tại Hy Lạp đã lên tới đỉnh điểm. Ngày hôm nay là hạn chót để Hy Lạp hoàn trả cho các chủ nợ nhưng họ lại không có tiền. Trong bối cảnh đó, một thanh niên 29 tuổi tại London tên là Thom Feeny đang nỗ lực giải quyết vấn đề này thông qua chiến dịch gây quỹ từ cộng đồng qua website Indiegogo. Vừa ra mắt được khoảng 2 ngày, website đã huy động được hơn 200.000 euro (tức là gần 223.000 USD). Feeny nói rằng anh nhận được vô số phản hồi tích cực với chiến dịch này.

Chân dung Thom Feeny

Dĩ nhiên, từ 200.000 euro tới 1,6 tỷ euro (tức là số tiền Hy Lạp cần để trang trải cho các khoản nợ) nhưng Indiegogo vẫn rất lạc quan và tiếp tục hoạt động. Thực tế, ngay khi chiến dịch này khởi động, đã có một lượng truy cập khổng lồ vào Indiegogo khiến nó phải “tạm dừng một thời gian”. Riêng trong ngày hôm nay, Indiegogo cũng đã đóng cửa trong nhiều giờ. Indiegogo nói rằng họ sẽ tuyên bố thời gian website trở lại thông qua tài khoản Twitter. Thông báo cũng cho biết: “Chiến dịch này cho thấy mọi người rất quan tâm đến vấn đề của Hy Lạp và muốn chung tay giúp đỡ”.

Khối liên minh châu Âu là nhà của hơn 503 triệu người dân. Nếu mỗi người trong chúng ta chung tay quyên góp một vài euro thì có thể sẽ giúp đỡ được Hy Lạp và giúp đất nước này vực dậy”, Feeny viết trên website. Mặc dù tổng số tiền cần để cứu Hy Lạp là rất lớn nhưng Feeny lạc quan cho rằng mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được nếu mỗi người dân châu Âu ủng hộ khoảng 3 euro. “Số tiền này chỉ tương đương với giá một nửa lít bia ở London hay một món salad cho bữa trưa”, anh giải thích.

Cụ thể, với mỗi người quyên góp tiền ủng hộ Hy Lạp, họ sẽ được đổi lấy 1 vật phẩm tương ứng. Ví dụ, với 3 euro bạn sẽ nhận lại một tấm bưu thiếp từ thủ tướng Hy Lạp là Alex Tsipras (tuy nhiên, Feeney mới chỉ nêu ra ý tưởng này trên Buzzfeed mà chưa nói trực tiếp với thủ tướng Tsipras). Với số tiền lớn hơn, bạn sẽ nhận được một chai rượu có xuất xứ từ Hy Lạp với mức giá tương xứng, một túi đựng thức ăn hay một chuyến nghỉ dưỡng tại Hy Lạp cho 2 người. “Tất cả những sản phẩm được gửi đến người ủng hộ sẽ có nguồn gốc từ Hy Lạp, ‘made in Hy Lạp’ và được gửi từ Hy Lạp”, Feeny nhấn mạnh.

Theo những diễn biến hiện tại, chiến dịch này sẽ còn 1 tuần nữa để nỗ lực quyên góp đủ số tiền và gửi đến Hy Lạp. Câu hỏi đặt ra là, nếu mục tiêu 1,6 tỷ euro không đạt được thì sao? Theo đó, Feeny nói rằng nếu chỉ đạt được số tiền 200.000 USD, tất cả sẽ được hoàn trả lại cho người quyên góp.

“Tôi đã chán ngấy khi chứng kiến Hy Lạp rơi vào khủng hoảng trong thời gian qua. Trong khi các chính trị gia vẫn đang đàm phán thì người dân đã phải chịu vô số ảnh hưởng thực tế.Tôi chỉ nghĩ mình cần làm một điều gì đó”.

Phương Linh

Cùng chuyên mục
XEM