Giá vàng và dầu lâm nguy, nền kinh tế toàn cầu “cảm cúm”

06/08/2015 10:18 AM |

Những nguyên liệu được ban tặng từ mẹ thiên nhiên như đồng, nhôm, vàng và dầu đang mang lại sự bất ổn nhất định cho lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu.

Chỉ số giá nguyên vật liệu thô giao ngay CRB hiện tại đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009. Trong khi chỉ số Bloomberg Commodities Index, một thước đo uy tín cho diễn biến thị trường hàng hóa, chạm đến mức thảm họa kể từ lần sụp đổ tháng 6/2002.

Chỉ trong vòng một tuần, giá dầu thô đã giảm xuống 50 đô la một thùng,trong khi giá vàng giảm dưới mức 1.100 đô la/ounce, đây là lần vượt ngưỡng giá xuống không mong đợi trong vòng năm năm.

Và các công ty hoạt động trong ngành khai thác mỏ, đại diện là cổ phiếu hàng đầu của chúng như Newmont Mining (NEM), Barrick Gold (ABX) và Coeur Mining (CDE) giảm bất thường từ 20% đến 25% tính riêng trong tháng 7 vừa qua.

Hẳn là có điều gì không ổn!

“Như trong giao thông, nền kinh tế toàn cầu đang báo hiệu lá cờ vàng thể hiện tốc độ tăng trưởng chậm lại. Sẽ không có người nào tiên phong đứng lên thông báo rằng sắp có một đợt sóng thảm họa kinh tế ập đến. Nhưng tôi nghĩ rằng những sự kiện bất ổn này đang báo hiệu cho chúng ta một điều gì đó”, David Kelly, giám đốc chiến lược toàn cầu của JP Morgan Funds cho biết.

Tại sao giá hàng hóa không tăng trưởng? Lý giải đầu tiên, đơn giản là cung vượt cầu. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu về phần mềm ít nhiều đã làm tổn thương nhu cầu cho một số các kim loại công nghiệp như đồng, quặng sắt cũng như dầu.

Trong khi Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh hơn so với nhiều quốc gia, nước này đã chậm lại đáng kể trong những năm gần đây. Đây là một yếu tố quan trọng, bởi vì nhu cầu trước đó quá lớn của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã thúc đẩy lượng cầu cho nền kinh tế thế giới.

Suy thoái của Trung Quốc đang đóng một vai trò rất lớn trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng trong nửa đầu năm 2015 giảm xuống còn mức thấp nhất kể từ năm 2009. Bên cạnh đó, cũng có nhiều bất ổn ngày càng tăng khi Bắc Kinh đưa ra các biện pháp để cứu vãn thị trường chứng khoán trong nước.

Nhiều thị trường mới nổi như Brazil và Nga đang phát triển với một tốc độ chậm chạp. Vì vậy, các nền kinh tế phát triển như châu Âu và ngay cả đến một mức độ thấp hơn là Qũy Tiền tệ Quốc tế Hoa Kỳ gần đây đã hạ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu của mình đến 3,3%. Đây là tốc độ thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.

“Chúng tôi không nghĩ có cuộc suy thoái toàn cầu xảy ra, nhưng sẽ không có nhiều sự tăng trưởng tốt đẹp trong tương lai gần,” Michael Block, giám đốc chiến lược tại Rhino Trading Partners cho biết.

Sự bùng nổ của lượng cung hàng hóa, thúc đẩy bởi sự tăng trưởng nhanh của Trung Quốc trong những năm trước đây đã khiến các công ty năng lượng và kim loại quý khai thác quá mức mà ngày nay thị trường không thể đáp ứng kịp thời. Tiêu biểu là các nhà sản xuất dầu Bắc Mỹ đã bơm quá nhiều dầu khỏi mặt đất dẫn đến giờ đây khiến nguồn cung dư thừa một lượng khổng lồ.

Tiếp đến là đồng đô la Mỹ. Bởi vì nền kinh tế Mỹ trông có vẻ tốt hơn so với các đồng nghiệp của mình và Cục Dự trữ Liên bang đã cho ngừng chương trình kích thích nền kinh tế trong nước dẫn đến đồng đô la Mỹ đã có cuộc đua trước so với các đồng tiền tệ như đồng Euro hay đồng Yên.

Đó là tin xấu đối với hàng hóa, vì hầu hết chúng được định giá bằng đồng đô la. Đồng đô la mạnh gây hạn chế nhu cầu bằng cách làm cho dầu và tài nguyên thiên nhiên khác đắt tiền hơn so với khi mua bằng các đồng tiền khác.

Không có gì ngạc nhiên khi ngành lĩnh vực năng lượng và vật liệu của S&P 500 đã giảm trong năm nay lần lượt là 10% và 3%.

Điều này tạo ra cơn đau đầu nhẹ cho các quốc gia ở Mỹ Latinh như Brazil vì quốc gia này dựa vào ngành xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên để giữ cân bằng trong cán cân thương mại. Việc tương tự cũng xảy ra ở Australia khi ngành khai thác khoáng sản đóng vai trò trung tâm của nước này và do đó xứ xở những chú chuột túi đang cố gắng tránh suy thoái kinh tế như đầu tiên cách đây 24 năm.

Khi nào giá hàng hóa sẽ chạm đáy? Tại một số thời điểm, giá sẽ ngừng giảm. Trong khi không ai biết chính xác khi nào điều đó sẽ xảy ra, tuy vậy Peter Boockvar cho rằng nó đang đến sớm.

“Đây là sự đau đớn cuối cùng của thị trường con gấu,” Boockvar, giám đốc phân tích thị trường tại Lindsey Group nói.

Nhưng liệu FED sẽ trì hoãn việc tăng lãi suất? Cho đến khi điều đó xảy ra thì các đợt bán tháo hàng hóa có thể làm cho công việc của FED khó khăn hơn.

“Nếu giá cả hàng hóa đang đi vào địa ngục, điều này sẽ ảnh hưởng đến lạm phát”, Block nói.

Đinh Lộc

Cùng chuyên mục
XEM