Doanh nghiệp Việt chưa sản xuất được túi bóng cho Samsung?

15/07/2015 15:56 PM |

Trong số một loạt linh kiện trưng bày tại gian hàng của một vendor của Samsung, chỉ có duy nhất 2 linh kiện nắp nhựa giản đơn là made in Vietnam. Là made in Vietnam, chứ không phải made by Vietnam vì công ty cung ứng sản phẩm nói trên là công ty của Hàn Quốc. Ngay cả túi bóng bọc sản phẩm, đại diện vendor cho biết cũng không thể lựa chọn doanh nghiệp Việt.

Nội dung nổi bật:

- Trong hàng loạt linh kiện bày biện tại triển lãm, hầu hết công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài. Chỉ có 2 linh kiện gồm Case USB và Case Mic sản xuất tại Việt Nam, nhưng đơn vị sản xuất không phải là công ty Việt Nam, mà là công ty Hàn Quốc và Trung Quốc.

- “Để làm nên một sản phẩm, trong chuỗi cung ứng của bên tôi không có doanh nghiệp Việt Nam, toàn doanh nghiệp Hàn Quốc làm việc với nhau. Ngay cả các công ty ở Trung Quốc đang cung ứng linh kiện cho bên tôi cũng là doanh nghiệp Hàn Quốc đặt tại Trung Quốc”


Trong 13 gian hàng của vendor (nhà cung ứng) Hàn Quốc tại Triển lãm công nghiệp hỗ trợ của Samsung Điện tử, RFTech Vina được chọn ở vị trí đẹp nhất ngay chính diện cửa vào. Doanh nghiệp này chuyên nhập linh kiện và lắp ráp, sản phẩm cung cấp cho Samsung là cục sạc và dây cáp truyền dữ liệu.

Một đại diện của RFTech Vina cho biết, trong hàng loạt linh kiện bày biện tại triển lãm, hầu hết công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài. Chỉ có 2 linh kiện gồm Case USB và Case Mic sản xuất tại Việt Nam, nhưng đơn vị sản xuất không phải là công ty Việt Nam, mà là công ty Hàn Quốc và Trung Quốc.

Chỉ có 2 sản phẩm nắp nhựa đơn giản (được khoanh tròn đỏ) là sản phẩm made in Vietnam, nhưng lại không do công ty Việt Nam sản xuất.

Chỉ có 2 sản phẩm nắp nhựa đơn giản (được khoanh tròn đỏ) là sản phẩm made in Vietnam, nhưng lại không do công ty Việt Nam sản xuất.

“Để làm nên một sản phẩm, trong chuỗi cung ứng của bên tôi không có doanh nghiệp Việt Nam, toàn doanh nghiệp Hàn Quốc làm việc với nhau. Ngay cả các công ty ở Trung Quốc đang cung ứng linh kiện cho bên tôi cũng là doanh nghiệp Hàn Quốc đặt tại Trung Quốc”, vị này cho biết.

Bà Trần Hương Giang, nhân viên mua hàng của đơn vị này cho biết thêm: “Ngay cả túi bóng bọc dây cáp chúng tôi cũng phải nhập từ công ty nước ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam chưa thể sản xuất được loại này”.

Sau câu chuyện doanh nghiệp Việt chưa làm nổi cái ốc vít đặt ra vào năm ngoái, câu chuyện cái túi bóng năm nay khiến nhiều người băn khoăn về năng lực doanh nghiệp Việt...

Về lý do doanh nghiệp Việt chưa vào được “tầm ngắm” của nhiều vendor cấp 1 Hàn Quốc của Samsung, theo RFTech Vina, là do quy mô của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam còn nhỏ, chưa đảm bảo về số lượng cung ứng, cũng như còn một số băn khoăn về chất lượng và giá cả mà nhà cung cấp chào hàng.

Đã có doanh nghiệp Việt được làm vendor cấp 1

“Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới tham gia được vào những công đoạn có giá trị gia tăng thấp do năng lực sản xuất còn hạn chế”, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết tại sự kiện.

Theo ông Jang Ho Young – Giám đốc bộ phận mua hàng của Samsung Điện tử, hiện có 41 doanh nghiệp Việt Nam đang và sẽ là vendor của Samsung Điện tử. Trong đó, có 4 doanh nghiệp Việt sẽ là vendor cấp 1, 28 doanh nghiệp là vendor cấp 2 và 9 doanh nghiệp đang được xem xét.

Nhưng qua khảo sát tại triển lãm, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ cung cấp được các sản phẩm giản đơn như bao bì hoặc các linh kiện đòi hỏi độ chính xác không cao.

Ông Nguyễn Văn Hào – Giám đốc của công ty Vietnam HTMP, một trong những doanh nghiệp Việt là vendor cấp 1 của Samsung, cho biết: Công ty ông cung cấp 2 linh kiện cho nhà máy Samsung số 3 – gồm khuôn mẫu và các sản phẩm nhựa.

“Nhà máy số 3 là nhà máy sản xuất máy hút bụi, với yêu cầu về độ chính xác, tinh xảo thấp hơn”, ông Hào nói. “Chúng tôi mong có thể cung cấp sản phẩm có độ chính xác cao hơn, tinh xảo hơn cho Samsung như linh kiện điện thoại, máy tính bảng. Nhưng chúng tôi sẽ phải cố gắng rất nhiều”.

Giám đốc Jang cho biết, có nhiều yếu tố Samsung Điện tử cần phải cân nhắc khi tìm nhà cung ứng, gồm: Công nghệ, Chất lượng, Trách nhiệm, Năng lực giao hàng, Giá, Môi trường, Tài chính, Luật...

“Samsung luôn mở cửa với nhà cung ứng”, ông Jang khẳng định.

“Với những linh kiện Samsung có nhu cầu, năm nay, Samsung có cuộc hẹn với 250 công ty Việt Nam muốn trở thành nhà cung ứng của các vendor, tăng so với con số 207 vào năm ngoái”.

Samsung đang đầu tư hàng tỷ USD tại Việt Nam, thu hút khoảng 80 doanh nghiệp cung cấp phụ tùng, linh kiện từ 9 quốc gia. Song, số lượng doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng này còn thấp, chiếm chưa đến 10% tổng số nhà cung ứng của Samsung.

Dự kiến năm 2015, Samsung Điện tử đạt kim ngạch xuất khẩu 30 tỷ USD, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Bảo Bảo

Cùng chuyên mục
XEM