Đến lượt Ả Rập Saudi cảnh báo nông sản Việt Nam vi phạm tiêu chuẩn nhập khẩu

14/05/2015 13:35 PM |

Trong khi mỳ ăn liền của Việt Nam chứa chất béo không rõ nguồn gốc, hạt điều chưa vi khuẩn còn sống, còn gạo thì vi phạm lời quảng bá không được phép như “tuyệt hảo” và không đăng ký thông tin bằng tiếng Ả Rập...

Mới đây, Bộ Công Thương nhận được công hàm của Đại sứ quán Ả Rập Saudi tại Hà Nội thông báo về việc một số công ty có sản phẩm xuất khẩu sang Ả Rập Saudi vi phạm các quy định về tiêu chuẩn khi nhập khẩu vào thị trường này.

Bộ Công Thương cho biết, Bộ đã nhiều lần cảnh báo: Hiện nay, Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Ả Rập Saudi tăng cường các biện pháp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về dán nhãn và các quy định khác.

Đồng thời, đề nghị các doanh nghiệp cần hết sức thận trọng trong việc bảo đảm tiêu chuẩn, quy định dán nhãn hàng hóa và các quy định khác khi xuất khẩu thực thực phẩm và dược phẩm sang thị trường này.

Các mặt hàng nhập khẩu và hình thức vi phạm quy định về tiêu chuẩn nhập khẩu cụ thể:

11 sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam vi phạm các quy định về tiêu chuẩn khi nhập khẩu vào thị trường Ả Rập Saudi.

11 sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam vi phạm các quy định về tiêu chuẩn khi nhập khẩu vào thị trường Ả Rập Saudi.

 

Trước Ả Rập Saudi, phía Đài Loan cũng cảnh báo kiểm soát chặt 100% các lô hàng chè Việt Nam từ tháng 2, khi liên tục phát hiện nhiều lô hàng sản phẩm chè nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quy định.

Về lĩnh vực nông nghiệp, Báo cáo về triển vọng kinh tế và khuyến nghị chính sách của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định: Sức ì của nông nghiệp và dịch vụ là một trong nhiều lực cản và bộc lộ hạn chế của khu vực kinh tế trong nước.

Về mặt hàng gạo, theo Quỹ Nông lương Liên hợp quốc (FAO), lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt 6,9 triệu tấn trong năm 2015 (tăng 7% so với năm 2014).  Tuy nhiên, kết thúc Quý I, lượng gạo xuất khẩu mới đạt nửa triệu tấn, giảm 30% so với cùng kỳ, là mức thấp nhất so cùng kỳ  từ 2009 - 2015.

Bên cạnh đó, phong trào sản xuất không theo quy hoạch và không có hợp đồng tiêu thụ khiến nông dân đối mặt với nguy cơ thua lỗ do nông sản không thể tiêu thụ khi đến vụ thu hoạch.

Câu chuyện dưa hấu, hành tím là những cảnh báo, mà phương án giải quyết bằng tình nghĩa không thể duy trì lâu dài khi cứ đến mùa vụ, nông dân lại hối hả trồng dù chưa biết sẽ bán cho ai.

>> Mũi nhọn hội nhập, 'thua trận' khắp nơi

Bảo Bảo

Thanh Thủy

Cùng chuyên mục
XEM